Khán giả yêu sân khấu trong và ngoài Quân đội một thời nhớ đến NSƯT Kiều Loan bằng những vai nữ tri thức, lãng mạn: Thị Lộ (Hừng đông Thăng Long - Huyền Kiều), bác sĩ Thanh Hải (Cuộc đời năm tháng - Tạ Xuyên), ánh (Là mình - Lưu Trọng Văn), Oanh (Tôi đi tìm tôi - Sỹ Hanh), bà mẹ của Thu Hương (Tiếng hát cuộc đời - Sỹ Hanh), bác sỹ Thìn (Người đàn bà mộng du - Hà Đình Cẩn)...
Khán giả yêu sân khấu trong và ngoài Quân đội một thời nhớ đến NSƯT Kiều Loan bằng những vai nữ tri thức, lãng mạn: Thị Lộ (Hừng đông Thăng Long - Huyền Kiều), bác sĩ Thanh Hải (Cuộc đời năm tháng - Tạ Xuyên), ánh (Là mình - Lưu Trọng Văn), Oanh (Tôi đi tìm tôi - Sỹ Hanh), bà mẹ của Thu Hương (Tiếng hát cuộc đời - Sỹ Hanh), bác sỹ Thìn (Người đàn bà mộng du - Hà Đình Cẩn)...
Đồng thời, chính những nhân vật này cũng đem lại cho NSƯT Kiều Loan những thành đạt đáng khích lệ. Bẵng đi một thời gian, người xem không thấy Kiều Loan xuất hiện trên sân khấu nữa... thiết nghĩ những chuyện như vậy không thật hiếm đối với sân khấu. Nhưng chuyện Kiều Loan trở lại sân khấu với tư cách là Đoàn trưởng Đoàn Kịch nói Quân đội thì cũng không thật nhiều trong làng sân khấu.
Là người Hà Nội gốc, lại được sinh ra và lớn lên trong gia đình nghệ thuật, bố là họa sĩ tranh lụa Nguyễn Hữu Thanh, Kiều Loan đã mang sẵn trong người tư chất thanh lịch Tràng An. Theo sự hướng nghiệp của cha, hai cô con gái Kiều Hương và Kiều Loan cùng gia nhập Đoàn kịch nói Quân đội vào năm 1970. Sau những năm tháng được các cô Thùy Chi, cô Tần, cô Nhã... truyền đạt cho những bài học đầu tiên về nghệ thuật sân khấu, Kiều Loan trở về Đoàn và được đạo diễn Thành Ngọc Căn phân công đóng vai bác sĩ Nga trong vở”Đôi mắt” của tác giả Vũ Dũng Minh.
Nga quen và thầm yêu Việt - anh bộ đội cao xạ, nhưng ở trạm phẫu thuật tiền phươngbác sĩ Hải - một người tốt lại đem lòng yêu Nga. Việt bị thương mù mắt được đưa về điều trị ở đây. Bác sĩ Hải là người xử lý ca mổ này, Nga bị đẩy vào tình thế rất khó xử giữa tình cảm và trách nhiệm... Đạo diễn Thành Ngọc Căn rất khắt khe trong việc diễn viên phải biểu lộ tình cảm của nhân vật một cách chân thực. Cuối cùng thì Kiều Loan cũng khắc họa được hình tượng bác sĩ Nga: một cô gái trẻ đẹp có tri thức, giàu cảm xúc mà vẫn giữ được tình cảm và trong sáng đáng yêu. Từ thành công của vai diễn đầu tiên đã hình thành một sở trường diễn xuất chững chạc, tự tin của Kiều Loan qua các vai: Thị Lộ trong “Hừng đông Thăng Long” ; Bác sĩ Thanh Hải trong “Cuộc đời năm tháng”; ánh trong “Là mình”; Oanh trong “Tôi đi tìm tôi”; bà mẹ của Thu Hương trong “Tiếng hát cuộc đời”, bác sĩ Thìn trong “Người đàn bà mộng du”; Dậu trong “Khát vọng”, Lẫm trong”Thời gian không im lặng” - má Năm “Chuyển trạng thái” . Những vai diễn này đã góp một phần đáng kể trong việc hình thành phong cách diễn xuất của Kiều Loan. Với những thành tích đó, chị đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT. Đó là những bước xây nền vững chắc cho vị trí mới mà chị đang đảm nhận -Đoàn trưởng Đoàn Kịch nói Quân đội.
Từ khi cầm chiếc đũa chỉ huy, chị đã ký hai quyết định dàn dựng vở diễn: “Điều thiêng liêng nhất” - kịch bản Liên Xô để phát sóng truyền hình trực tiếp vào tháng 12-2003 và hiện tại là vở “Thông điệp từ Điện Biên” - đang gây sự chú ý của công chúng khán giả và dư luận báo chí .
Hiệu quả xã hội của vở diễn còn phụ thuộc vào thử thách của thời gian và sự đánh giá của người xem. Cứ đặt “Thông điệp từ Điện Biên” vào mặt bằng chung của đời sống sân khấu hôm nay thì cũng thấy ngay rằng đây là vở diễn hoành tráng, nghiêm túc với đầy ắp xử lý sân khấu của Tổng đạo diễn NSƯT Lê Hùng qua sự thể hiện của các nghệ sĩ Đoàn Kịch nói Quân đội.
Sau lần tổng duyệt, Đoàn Kịch nói Quân đội đã có mặt kịp thời phục vụ bộ đội, đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Điện Biên. Sau đó Đoàn trở về Hà Nộiđúng ngày kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2004) tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Thời gian tiếp theo là cuộc hành quân Nam tiến phục vụ bộ đội và nhân dân các tỉnh miền Trung, miền Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Nói về cảm hứng, về suy nghĩ của Đoàn Kịch nói Quân đội khi quyết định dàn dựng “Thông điệp từ Điện Biên”, NSƯT- Trung tá Kiều Loan tâm sự: “Điện Biên Phủ đã gắn liền với lịch sử dân tộc, nhắc đến Điện Biên Phủ ai cũng biết, thậm chí biết rất rõ. Vậy phải làm sao để vở kịch tuy nói về một nội dung ấy nhưng vẫn đưa lại được những cảm xúc mới chứ không phải chỉ là nhắc lại một cách đơn điệu, tẻ nhạt và máy móc. Người xem biết rồi mà vẫn thấy mới, vẫn thấy xúc động, hay nói cách khác là phải gây được ấn tượng sâu sắc”.
Công chúng khán giả yêu sânkhấu đang hy vọng và chờ đợi sự khởi sắc của Đoàn Kịch nói Quân đội dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng, NSƯT - Trung tá Kiều Loan.
HNM
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.