Theo dõi Báo Hànộimới trên

Độc đáo tranh xé giấy

ANHTHU| 15/02/2007 19:53

(HNM) - Dù tranh xé giấy có mặt ở Việt Nam từ đầu thập niên thứ 6 của thế kỷ XX, nhưng đến nay vẫn chưa được phổ biến, chưa được nhiều người đón nhận, bởi họ cho rằng, đây là sản phẩm mang tính thủ công mỹ nghệ  hơn tính  nghệ thuật.

Tác phẩm Hoàng hôn

Dù tranh xé giấy có mặt ở Việt Nam từ đầu thập niên thứ 6 của thế kỷ XX, nhưng đến nay vẫn chưa được phổ biến, chưa được nhiều người đón nhận, bởi họ cho rằng, đây là sản phẩm mang tính thủ công mỹ nghệhơn tínhnghệ thuật.

Họa sĩ Mai Nam, người có nhiều năm gắn bó với nghệ thuật tranh xé giấy cho rằng: “Tranh xé giấy là thể loại nằm giữalằn ranh một tác phẩm nghệ thuật và một sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Do đó người họa sĩ chơi tranh xé giấy phải biết đầu tư sâu hơn, kỹ hơn vềcách xử lý, phối màu, bố cục, đề tài... để nâng tính nghệ thuật của thể loại tranh này”. Có thể nói, cái khó của họa sĩ chơi tranh xé giấy là đòi hỏi tính tỉ mỉ, sự đầu tư về thời gian, nhất là việc tìm ra chất liệu phù hợp. Bởi trong một đống giấy vụn ngổn ngang người họa sĩ phải tìm ra mảnh giấy có gam màu hợp với ý đồ bức tranh mình định thực hiện. “Nhiều khi chỉ cần một miếng màu nhỏbằng ngón tay thôi, màtìm muốn “khùng” vẫn không ra. Hoặc có khicần một màu nào đó, tìm được rồi nhưng đến khi dán giữa chừng mới biết là không đủ diện tích cần thiết, thế là phải bỏ cái phần dán rồi ấy, thay bằng màu khácgần giống, miễn đủ chất liệu để dán, lắm lúc muốn điên cả đầu”, họa sĩ Bá Thủy tâm sự. Chính điều đó đã lý giải vì sao số người chơi tranh xé giấy ở Việt Nam hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong số đó chỉ có một vàihọa sĩ để lại dấu ấn như: Hồ Hoàng Đài, Phạm Đình Trọng, Chiêu Đồng, Mai Nam.Đối với họa sĩ làm tranh xé giấy, sau con mắt thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật thì quan trọng bậc nhất là sự khéo léo của đôi bàn tay. Những người làm tranh xé giấy phải chăm chút khá kỹ những ngón cái và ngón giữa của đôi bàn tay, một bên giữ giấy, một bên thực hiện thao tác xé. Móng tay không được cắt quá sát vì như thế sẽ rất khó hoặc không thể bấm vào giấy, nhưng nếu dài quá thì sẽ khó đạt độ chínhxáckhi xé. Nhiều miếng xé li ti, kích thước không quá 1mm nênhọa sĩ phải xé cẩn thận từng mảng màu “mẹ”, sau đó dùng chiếc cặp nhỏ gắp lên, bôi hồ và lắm khi phải dùng đến kính lúp mới có thể dán chính xác vào vị trí cần thiết.

Nếu phải làm một phép so sánh thời gian để hoàn tất một bức tranh xé giấy với một bức tranh sơn dầu, tranh màu nước... cùng chủ đề, kích thước thì tranh xé giấy phải tốn thời gian gấp 2 đến 3 lần. Vậy điều gì đã khiến những họa sĩ chơi tranh xé giấy gắn bó được với nghề? Theo Mai Nam: “Họa sĩ chơi tranhxégiấy không sợ người khác copy tác phẩm của mình, vì chẳng ai có thể xé lại một bức tranh giống y chang một bức tranh mình vừa xé trước đó. Điều đặc biệt hơn ở tranh xé giấy, đó là luôn tạo ra một cảm hứng bất ngờ. Vì trước khi thực hiện một tác phẩm, người họa sĩ đã có sẵn một ý tưởng trong đầu vềbức tranh đó, nhưng trong quá trình thực hiện không tìm được gam màu đó, buộc phải dùng một gam màu khác, thế là tạo ra một tác phẩm ngẫu hứng bất ngờ.Đó chính là nét độc đáo ở tranh xé giấy mà các thể loại tranh khác không có được”. Tuy nhiên nói gì thì nói, những họa sĩ đến vớitranh xé giấy đều có chung một ý tưởng, muốn tìm cho mình một hướng đi mới, rồi từ đó cảm thấy yêu nghề, gắn bó với nó như một cái nghiệp mà không thể nào dứt ra được.

HQ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo tranh xé giấy

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.