(HNMO) - Năm 2010 là kỷ niệm 15 năm thương mại hoá cây trồng biến đổi gen, 1996 - 2010. Diện tích cây trồng biến đổi gen (tính theo luỹ kế) giai đoạn 1996 - 2010 đã vượt 1 tỷ ha (tương đương với tổng diện tích rộng lớn của Mỹ hoặc Trung Quốc).
Theo tính toán, giai đoạn 1996 - 2010 diện tích cây trồng biến đổi gen đã tăng 87 lần, điều này cho thấy công nghệ về cây trồng này là loại công nghệ được chấp nhận nhanh nhất trong lịch sử nông nghiệp hiện đại.
Diện tích cây trồng biến đổi gen đạt 148.000.000 ha trong năm 2010, mạnh gấp đôi con số tăng trưởng 10%- đáng chú ý, trong năm 2010 diện tích công trồng biến đổi gen đã tăng 14 triệu ha, đây là sự gia tăng lớn thứ hai trong vòng 15 năm. "Diện tích (ha) tính theo tính trạng tăng từ 180 triệu ha trong năm 2009 đến 205 triệu ha trong năm 2010, tăng 14% hay 25 triệu ha tính theo tính trạng". Số lượng các nước trồng cây biến đổi gen đã tăng đến mức kỷ lục là 29 nước, tăng từ 25 nước trong năm 2009, 10 nước đứng đầu, diện tích cây trồng biến đổi gen của mỗi nước lớn hơn 1 triệu ha. Hơn một nửa dân số thế giới, 59%, hay gần 4 tỷ người, sống ở 29 quốc gia trồng cây biến đổi gen.
Ba quốc gia mới Pakistan, Myanmar và Thuỵ Điển, lần đầu tiên đã công bố chính thức trồng cây biến đổi gen trong năm 2010, và Đức cũng tiếp tục trồng. Trong số 29 nước trồng cây biến đổi gen trong năm 2010, có 19 nước là nước đang phát triển và chỉ có 10 nước là nước công nghiệp, ngoài ra 30 nước nhập khẩu các sản phẩm cây trồng biến đổi gen với tổng số 59 quốc gia phê duyệt sử dụng các loại cây trồng biến đổi gen, hoặc là để trồng, hoặc nhập khẩu, 75% dân số thế giới sống ở 59 quốc gia này.
Trong năm 2010, đã có 15.400.000 nông dân trồng cây biến đổi gen- đặc biệt là trên 90% hay 14,4 triệu USD, là các hộ nông dân nhỏ và nghèo tài nguyên ở các nước đang phát triển, số nông dân hưởng lợi còn thấp do đánh mất lợi nhuận từ cây trồng biến đổi gen chuyển sang cây trồng truyền thống. Đáng chú ý, từ năm 1996, nông dân trên toàn thế giới đã biểu quyết và đưa ra gần 100.000.000 quyết định độc lập trồng và tiếp tục trồng nhiều loại cây trồng biến đổi gen hàng năm, vì những lợi ích đáng kể mà họ có được.
Tại các nước đang phát triển diện tích cây trồng biến đổi gen tăng 48% trong năm 2010 và sẽ vượt quá diện tích cây trồng biến đổi gen tại các nước công nghiệp trước năm 2015. Tốc độ tăng trưởng của cây trồng biến đổi gen đã tăng nhanh hơn ở các nước đang phát triển, 17% hay 10,2 triệu ha, so với 5% hay 3,8 triệu ha ở các nước công nghiệp.
Năm nước đang phát triển, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ ở châu Á, Brazil và Argentina ở Mỹ Latinh, và Nam Phi trên lục địa châu Phi là các nước dẫn đầu về diện tích cây trồng biến đổi gen.
Trong năm 2010, sự kết hợp nhiều tính trạng là một đặc tính quan trọng của cây trồng biến đổi gen - 11 nước trồng cây biến đổi gen với 2 hoặc nhiều tính trạng kết hợp, và 8 quốc gia đang phát triển - 32,2 triệu ha hay 22% trong số 148 triệu ha là diện tích trồng cây biến đổi gen mang nhiều tính trạng kết hợp.
Từ năm 1996 đến năm 2009, cây trồng biến đổi gen đã góp phần vào tính bền vững và sự biến đổi khí hậu bằng cách: sản lượng cây trồng ngày càng tăng và trị giá 65 tỷ đô la Mỹ, tạo một môi trường tốt hơn, bằng cách tiết kiệm 393 triệu thuốc trừ sâu; chỉ tính trong năm 2009, giảm phát thải 18 tỷ kg khí CO2, tương đương với việc giảm gần 8 triệu chiếc xe hơi trên đường, bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách tiết kiệm 75 triệu ha đất; và giúp giảm nghèo bằng cách giúp 14,4 triệu hộ nông dân nhỏ, trong số đó có những hộ là những người nghèo nhất thế giới.
Vấn đề cấp thiết hiện nay đối với các hệ thống quản lý phù hợp, có hiệu quả về thời gian/chi phí là trách nhiệm, sự nghiêm túc nhưng không nặng nề cho các nước đang phát triển nhỏ và nghèo. Giá trị toàn cẩu của riêng hạt giống cây biến đổi gen đạt 11,2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010, và gần 150 tỷ đô la Mỹ/năm cho ngô, đậu tương và bông nói chung.
Các thông tin trên đã được ra tại Hội thảo “Triển vọng toàn cầu của cây trồng biến đổi gen 2010. Tổng kết 15 năm thương mại hóa” do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều nay (9-3) tại Hà Nội.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.