Theo dõi Báo Hànộimới trên

Dịch vụ cầm đồ đang bị thả nổi

Theo Báo CAND| 24/10/2011 15:57

Tại nhiều điểm kinh doanh dịch vụ cầm đồ trên phố Láng Thượng, các mặt hàng như: Máy tính xách tay, đồng hồ… thậm chí là cả xe máy có giá trị lớn, chủ cơ sở nơi đây còn bỏ qua các hợp đồng pháp lý - khế ước, phiếu cầm đồ, thay vào đó là những tích kê ghi địa chỉ số tiền một cách hết sức đơn giản.

Phiếu cầm đồ của 1 cửa hàng trên phố Đặng Dung không điền các nội dung theo quy định.

Tại nhiều điểm kinh doanh dịch vụ cầm đồ trên phố Láng Thượng, các mặt hàng như: Máy tính xách tay, đồng hồ… thậm chí là cả xe máy có giá trị lớn, chủ cơ sở nơi đây còn bỏ qua các hợp đồng pháp lý - khế ước, phiếu cầm đồ, thay vào đó là những tích kê ghi địa chỉ số tiền một cách hết sức đơn giản.

Gần đây, dư luận xã hội đang bức xúc trước hiện tượng nhiều quỹ "tín dụng đen" bị đổ bể. Các đối tượng chủ "quỹ" bỗng dưng… ôm hàng tỷ đồng trốn chạy, kéo theo đó hàng loạt hệ lụy đi kèm, gây mất ANTT. Thực tế này đã và đang đòi hỏi công tác quản lý đối với các quỹ "tín dụng" dạng này trong đó không thể kể đến loại hình dịch vụ cầm đồ đang "phát triển" như hiện nay…

Sự nở rộ và những hệ lụy thường trực

Sự thật, chỉ trong một thời gian ngắn trở lại đây, số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ gia tăng một cách chóng mặt. Việc gia tăng số cơ sở kinh doanh loại hình này sẽ không có gì đáng bàn, nếu như trong bối cảnh hiện nay, hàng loạt vụ vỡ nợ, ôm tiền tỷ "quỹ tín dụng" bỏ trốn cũng như nhiều biến tướng có liên quan đến loại hình này không xuất hiện. Không thể phủ nhận, loại hình kinh doanh dịch vụ cầm đồ hình thành sẽ đáp ứng một nhu cầu không nhỏ của người dân đang cần "vốn", thế chấp tài sản của bộ phận người dân.

Tản bước qua hàng loạt các tuyến phố như: Phùng Hưng, Đặng Dung, Láng Thượng, Bạch Mai… ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ nườm nượp khách ra vào. Qua khảo sát cho thấy, số cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ dạng này lên tới hàng trăm cơ sở lớn nhỏ. Lượng khách lui tới mỗi cơ sở có ngày cao điểm lên đến cả trăm lượt người.

Thống kê chỉ tính riêng con phố Đặng Dung, quận Ba Đình (Hà Nội), với chiều dài chưa đầy 1km, thế nhưng nơi đây đã có tới hàng chục tiệm cầm đồ với đa chủng hàng lớn nhỏ. Tương tự tại tuyến phố Láng Thượng kéo dài từ đầu đường Cầu Giấy nối với trục phố Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa), với tốc độ phát triển chóng mặt, từ vài ba cơ sở cầm đồ nhỏ lẻ tới nay đã có tới gần 70 điểm kinh doanh loại hình ăn khách này. Để hút khách, chủ các cơ sở đều "sắm" cho mình hệ thống biển bảng lòe loẹt, diện tích rộng.

Lưu lượng khách lui tới giao dịch gồm nhiều thành phần. Số khách đến đây không ngoài mục đích cầm cố tài sản để đáp ứng nhu cầu rút "tín dụng" tạm thời ra để giải quyết công việc cá nhân của mình. Các mặt hàng đem đến cầm cố hết sức đa dạng từ xe đạp, điện thoại di động, máy tính xách tay… cho đến xe máy, giấy tờ nhà đất. Để quản lý chặt các loại hình dịch vụ này, cơ quan Công an đã không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật tới từng chủ cơ sở. Siết chặt kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm có liên quan đến loại hình kinh doanh có điều kiện này.

Vén màn bí mật phía sau dịch vụ "thượng đế"

Giáp mặt các điểm cầm đồ trên phố Đặng Dung, quận Ba Đình, chúng tôi được hay, ngoài dịch vụ cầm đồ, cầm cố tài sản theo những quy định hiện hành cho phép hiện nay, nhiều cơ sở nơi đây còn kiêm thêm dịch vụ kinh doanh, cầm cố điện thoại di động. Tấp vào một cửa hàng cầm đồ trên phố Đặng Dung, chúng tôi được hay cửa hàng nơi đây ngoài loại hình cầm cố tài sản ra còn kiêm thêm dịch vụ trao đổi, mua bán điện thoại di động. Hình ảnh này khiến ai qua đây cũng đều nghĩ rằng đây là cửa hàng kinh doanh điện thoại di động thông thường chứ không phải tiệm cầm đồ. Điều đáng nói khi thấy muốn đổi chiếc điện thoại di động Nokia E71 của mình, nam nhân viên nơi đây không tuôn một tràng lời chào hàng. Mặc cho chiếc điện thoại trên có là đồ bất hợp pháp hay không…

Chưa hết, khi tiếp xúc với chủ tiệm cầm đồ nơi đây, chúng tôi được hay, lãi suất cầm cố tài sản của cửa hàng là 6.000 đồng/1 triệu đồng/1 ngày. Mặc dù ngay trong Phiếu cầm đồ kiêm khế ước do cơ quan có thẩm quyền cấp này nêu rõ người cầm cố tài sản phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và giấy tờ tùy thân, chứng minh tài sản có liên quan thế nhưng, để cầm một chiếc dây chuyền trị giá gần 10 triệu đồng, chúng tôi không phải mất một chút thời gian nào cho các thủ tục như đã định.

Quản lý chặt dịch vụ cầm đồ - tránh phát sinh hệ lụy, tệ nạn xã hội.


Đáng lưu ý, ngay tại các điều khoản nêu trong Phiếu cầm đồ trên đã quy định rõ việc phải nêu rõ họ tên khách hàng thế nhưng, cô nhân viên nơi đây chỉ hỏi qua loa: "Anh tên gì", "đặt gì", "số tiền bao nhiêu" là xong nhiệm vụ của mình. Nhìn cung cách giao dịch của nhân viên này, tôi đặt câu hỏi: "Liệu chiếc dây chuyền trên tôi đem cầm cố là tang vật vụ án thì sao? Sự thờ ơ trên khác nào là "đồng phạm" tiếp tay cho hành động phi pháp".

Chưa hết, đáng bàn hơn cả, tại nhiều điểm kinh doanh dịch vụ cầm đồ trên phố Láng Thượng, các mặt hàng như: máy tính xách tay, đồng hồ… thậm chí là cả xe máy có giá trị lớn, chủ cơ sở nơi đây còn bỏ qua các hợp đồng pháp lý - khế ước, phiếu cầm đồ, thay vào đó là những tích kê ghi địa chỉ số tiền một cách hết sức đơn giản. Điều này nảy sinh vấn đề, khi có phát sinh tranh chấp, ai chịu thiệt? Nguy cơ mất ANTT cận kề.

Song song với đó, qua tìm hiểu sâu trong "thế giới ngầm", chúng tôi còn được hay, nhiều chủ tiệm cầm đồ hiện nay còn kiêm thêm dịch vụ cho vay "tín chấp" - cho vay nặng lãi. Để né lực lượng chức năng, nhiều chủ tiệm cầm đồ còn sử dụng chiêu thức thuê cửa hàng tạm bợ - không đăng ký kinh doanh dịch vụ. Sau đó, cho khách hàng "bốc họ", cắm tài sản. Đơn cử như chủ "tiệm cầm đồ" - T. "mắm" gần khu vực phố Hàng Bún, quận Ba Đình. Tại đây, thay vì biển hiệu, số điện thoại kinh doanh, T. "mắm" chỉ thuê một cửa hàng có diện tích khoảng 20 mét vuông. Thế nhưng, dù không có giấy đăng ký kinh doanh, song lượng khách lui tới đây cầm cố tài sản, "bốc ho" - một hình thức cho vay nặng lãi với lãi suất tương đương "10 ăn 8" (tức vay 10 triệu đồng chỉ được cầm 8 triệu về, hàng ngày phải đóng một khoản tiền nhất định đề bù lại số tiền đã vay trước đó. Thời hiệu chi trả trong phạm vi 10 đến 20 ngày).

Việc các tiệm "cầm đồ" biến tướng như trên đặt ra vấn đề, nếu nảy sinh yếu tố pháp lý, biện pháp giải quyết sẽ ra sao. Trước hết, đối với dân "cầm cố" sẽ không có cơ sở pháp lý để kiện tụng, đòi lại quyền lợi của mình (đối với lãi suất cao); thứ đến, số tài sản cầm cố là tang vật vụ án hay không thì ai kiểm duyệt được? Đây chính là kẽ hở để loại tội phạm trộm cắp, cướp tài sản lợi dụng để tiêu thụ tài sản do phạm pháp mà có.

Về góc độ quản lý, liên quan đến vấn đề này, Nghị định số 72/2009/NĐ - CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thì điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ đòi hỏi "Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng…", điều kiện này hiện vẫn còn quy định chung chung. Mặc dù đã chỉ rõ không thuộc các trường hợp của Điều 3, Nghị định này.

Trước thực tiễn đã và đang có liên quan đến "bão" cầm đồ như hiện nay, vấn đề đặt ra, bên cạnh việc thắt chặt công tác quản lý đối với loại hình này, chủ các tiệm cầm đồ cần nhận thức rõ những phát sinh đi kèm. Nhất là thời gian qua, cơ quan Công an phát hiện không ít vụ việc các đối tượng phạm pháp hình sự "chọn" cửa hàng cầm đồ là nơi tiêu thụ của gian...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dịch vụ cầm đồ đang bị thả nổi

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.