(HNM) - Ngày 8-4-2013, Sở Công thương TP Hà Nội có Tờ trình UBND TP Hà Nội về
Đề án cho rằng ý thức sử dụng phương tiện là xe đạp trong giao thông đô thị là điều cần thay đổi trong nhận thức của mỗi người nhằm hướng đến những tiện ích mà phương tiện này mang lại. Báo Hànộimới nhận được nhiều ý kiến bạn đọc xung quanh vấn đề này.
Sinh viên Lâm Kiều Anh (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn): Đưa xe đạp vào lưu thông trên diện rộng là không khả thi
Tôi là sinh viên và thường xuyên sử dụng xe đạp, tuy nhiên có những nỗi khổ mà chỉ những người đi xe đạp mới biết như: Bị o ép, lấn đường, phải hít khói xe của dòng phương tiện trên phố… Chưa kể, chỗ gửi xe không có nhiều mà xe đạp lại là phương tiện rất dễ bị lấy trộm… Nghiên cứu đưa xe đạp vào để thay thế một phần các phương tiện khác trong thời điểm hiện nay là không khả thi, thiếu thực tiễn.
Chị Lương Thanh Huyền (phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa): Xe đạp không có khả năng làm giảm ùn tắc giao thong
Thay vì bỏ tiền ra để nghiên cứu đề án này, tôi cho rằng Sở Công thương nên tiến hành điều tra xã hội học nhằm thăm dò nhu cầu người tham gia giao thông xem họ muốn sử dụng phương tiện gì, vì chỉ họ mới đưa ra được chính xác câu trả lời. Nếu chỉ vì suy nghĩ một cách chủ quan là để tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, chống ùn tắc giao thông… mà đưa chủ trương sử dụng xe đạp áp dụng trên diện rộng là duy ý chí vì trong "dòng chảy" của các phương tiện có tốc độ cao, xe đạp không có đường riêng sẽ trở thành vật cản cho các phương tiện khác.
Ông Nguyễn Văn Huyên (xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm): Xe đạp cũng chiếm dụng diện tích mặt đường
tương đương xe máy…
Với hạ tầng giao thông Hà Nội như hiện nay, các cơ quan chức năng nên đầu tư vào việc bố trí, sắp xếp hệ thống giao thông cho đồng bộ, phù hợp với xã hội hơn là nghiên cứu đề án sử dụng xe đạp. Hơn nữa, chủ trương sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện… là khả thi vì chuyên chở được lượng người nhiều, trong khi xe đạp khá cồng kềnh, diện tích chiếm dụng mặt đường cũng tương đương xe máy mà chuyên chở lại rất hạn chế. Mặt khác, cũng khó có thể so sánh điều kiện của nước ngoài vào Việt Nam vì hạ tầng giao thông của họ tốt, tiện ích dành cho xe đạp cũng nhiều. Vì thế việc đưa lý do giảm ùn tắc giao thông vào Đề án là khiên cưỡng, thiếu thuyết phục…
Ông Vũ Ngọc Côn (phường Định Công, quận Hoàng Mai): Đề án nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản xuất xe đạp
Sở Công thương nên tập trung vào đề án mở rộng thị trường, đầu tư có trọng điểm cho từng đối tượng vì Hà Nội hiện nay tràn ngập xe đạp điện, xe đạp thời trang nhập khẩu. Còn nếu khi đưa xe đạp vào dùng đại trà trong giao thông đô thị mà xe trong nước sản xuất không tốt, mẫu mã xấu thì cũng không thể kích cầu được sản xuất xe đạp nội địa.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.