Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Đáp ứng đủ điện cho năm 2006 là hết sức khó khăn nếu không có giải pháp tích cực”

LANHUONG| 29/04/2005 00:46

(HNMĐT) -  Đó là ý kiến của ông Đào Văn Hưng, Tổng giám đốc TCty Điện lực VN ( EVN) đưa ra trong cuộc họp về tình hình cung ứng điện trong chiều ngày 28/4. Tại cuộc họp này, ông Hưng còn cho biết về tình hình khó khăn trong sản xuất, cung ứng điện ở quí I và 4 tháng đầu năm nhưng cũng khẳng định ngay là “chưa có kế hoạch cắt điện luân phiên” trong thời gian tới.

(HNMĐT) -Đó là ý kiến của ông Đào Văn Hưng, Tổng giám đốc TCty Điện lực VN ( EVN) đưa ra trong cuộc họp về tình hình cung ứng điện trong chiều ngày 28/4. Tại cuộc họp này, ông Hưng còn cho biết về tình hình khó khăn trong sản xuất, cung ứng điện ở quí I và 4 tháng đầu năm nhưng cũng khẳng định ngay là “chưa có kế hoạch cắt điện luân phiên” trong thời gian tới.

Theo ông Hưng, năm 2005 tần suất nước về các hồ thuỷ điện rất thấp và tình trạng khô hạn ở các hồ thuỷ điện như hồ Hoà Bình, Thác Bà,Đa Nhim, Hàm Thuận - Đa Mi... còn do việc phải xả nước để phục vụ nông nghiệp. Do đó, quí I, sản lượng thuỷ điện phát ra chỉ chiếm 21% sản lượng toàn hệ thống. Một điểm đáng chú ý là theo ông Hưng, sản lượng khí năm 2005bị “thiếu hụt một lượng rất lớn”. Trong tháng 3.2005 còn 3 tua bin khí của một số nhà máy như: Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 4 với tổng công suất 600 MW đã “không có khí để chạy”.

Không những thế, một số nhà máy điệnngoàiEVN như Nhiệt điện Cao Ngạn (công suất 100 MW), Nhà máy Formosa (vốn đầu tư nước ngoài, có công suất 150 MW) và nhà máy nhiệt điện Na Dương (100 MW) cũng đã không vào vận hành đúng kế hoạch… Tất cả điều này cùng với mức phụ tải tăng cao đến 13-14 % đã làm cho tình hình cung ứng điện năng thực sự căng thẳng.

Tuy nhiên, cũng theo ông Đào Văn Hưng, EVN đã phải huy động điện của các nhà máy ngoài hệ thống nguồn của EVN với sản lượng lên tới 2.443 triệu kwh, bằng 178% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhà máy điện, EVN phải trả giá cao tới 9,2 cent/kwh, Nhà máy điện Amata 7 cent/kwh… Ngoài ra còn mua thêm điện của Trung Quốcđể cấp cho một số tỉnh biên giới nên nhìn chung vẫn đảm bảo ổn định tình hình. Tuy nhiên, ông Hưng cũng thông báo, riêng trong quí I, EVN lỗ 294 tỷ đồng. Trong khi đó, trong 10 năm gần đây, TCty này luôn luôn có lãi mỗi năm vài ngàn tỷ đồng. Việc thua lỗ gây ra mối lo ngại là EVN sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn để đầu tư vào các công trình nguồn trong thời gian tới.

Về cân đối điện năng trong những tháng còn lại trong năm, ông Đào Văn Hưng cho biết,EVN vẫn đảm bảo đủ để cân bằng nhu cầu tiêu thụ điện. Tuy nhiên do nước về không dự đoán được độ chính xác cao và đề phòng sự cố các nhà máy nhiệt điện chạy than ở miền Bắc, mức nước hồ Hòa Bình sẽ phải được giữ trong khoảng 87-89 m tuỳ theo mức nước về trong mấy ngày tới. Thuỷ điện Hoà Bình dự kiến chỉ khai thác 8-9 triệu kwh/ngày từ nay đến ngày 10/5 để đảm bảo mức nước đạt 85m trong trường hợp lũ tiểu mãn không về trong nửa cuối tháng 5, có thểgiảm mức khai thác hồ Hoà Bình xuống còn 6 triệu kwh/ngày để giữ tối thiểu một tổ máy còn hoạt động. Ông Hưng khẳng định : “Không có kế hoạch ngừng phát điện Thuỷ điện Hoà Bình”….“Toàn hệ thống đã có dự phòng công suất thấp trong các tháng 4, 5, 6, 7, 10 và 11”, ông Hưng nói thêm.

Để có thể đảm bảo nguồn cung ứng, ông Hưng cho biết, ngày 28/4, ông cũng đã đã trao đổi với lãnh đạo TCty Than và được cam kếtcác nhà máy nhiệt điện Na Dương,Cao Ngạn sẽ phát điện vào ngày 15/5 tới. Nhà máy điện Formosa cũng sẽ khắc phục sự cố để khởi động từ ngày 15/5 và như thế, toàn hệ thống sẽ có thêm 350 MW. Ngoài ra, lãnh đạo EVN cũng đã làm việc với TCty Dầu khí và nhận được cam kết sẽ cung ứng đủ nguồn khí với khối lượng cung ứng là 13 triệu m3 khí/ngày đủ để vận hành bình thường 6 nhà máy điện tạiPhú Mỹ, Bà Rịa- Vũng Tàu với tổng công suất lên tới 3.600 MW.

Tuy nhiên, về lâu dài, ông Đào Văn Hưng thừa nhận : “Năm 2006, việc đáp ứng đủ điện là rất khó khăn nếu không có giải pháp tích cực”. Ông Tổng giám đốc EVN cho biết, lãnh đạo EVN đã phải đốc thúc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công các nhà máy điện. Hiện nay đang có 20 nhà máy điện được xây dựng. Theo ông Hưng, với tiến độ làm việc 3 ca liên tục, dự kiến, trong năm 2006 sẽ có 5nguồn điện mới được bổ sung: Nhà máy thuỷ điện Sesan 3, đưa nước từ hồ chứa Thủy điện Pleikrong về phát tại Yaly, Nhà máy điện Uông Bí, tổ máy phát điện đuôi hơi Phú Mỹ sẽ đi vào hoạt động cung cấp thêm 1000 MW điện. Và để có nhiều nguồn điện hơn nữa trong các năm sau, EVN hàng năm vẫn vay từ 15.000 - 20.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới các nhà máy điện, tuy nhiên hiện nay vẫn còn 3 dự án lớn còn phải “thu xếp về vốn”.

Ông Hưng cho biết, sắp tới ngành điện sẽ đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các nhà máy điện để có thể có được 10.000 - 11.000 tỷ đồng trong 3 năm tới và trong năm nay sẽ phát hành trái phiếu để có 1.000 tỷ đồng nữa đầu tư cho các công trình.

L.H

(0) Bình luận
Nổi bật
    Đừng bỏ lỡ
    “Đáp ứng đủ điện cho năm 2006 là hết sức khó khăn nếu không có giải pháp tích cực”

    (*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.