Điểm lại cuộc đời ông Nelson Mandela, Tổng thống da đen đầu tiên và người đưa Nam Phi thoát khỏi chế độ phân biệt chủng tộc.
Ông Nelson Mandela, người đã trở thành Tổng thống de đen đầu tiên của Nam Phi sau cuộc đấu tranh kéo dài nhiều năm chống lại chế độ cầm quyền của người da trắng thiểu số, qua đời ngày 5/12/2013.
Sinh ra trong một gia đình trưởng bộ tộc tại Eastern Cape, ông rời bỏ gia đình đi tới Johannesburg, nơi ông trở thành một luật sư và tham gia Đại hộ Dân tộc Phi (ANC) trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Khi còn là thanh niên ông Mandela là một người yêu thích quyền Anh. "Quyền Anh là công bằng. Trong trường đấu thì cấp bậc, tuổi tác, màu da, giàu nghèo đều không có ý nghĩa gì," ông viết trong cuốn tự truyện Long Walk to Freedom (Con đường dài tới Tự do)
Năm 1956, ông bị cáo buộc tội phản quốc vì các hoạt động cho ANC. Trong quá trình xét xử ông gặp một nhân viên xã hội, bà Winnie Madikizela. Hôn nhân đầu của ông với bà Evelyn Mase đã kết thúc và hai năm sau họ ly hôn.
Ông và bà Winnie kết hôn năm 1958 nhưng không có được hưởng cuộc sống gia đình vì cả hai đều bị ra vào tù nhiều lần.
Sau một phiên xử tội phản quốc lần thứ hai, ông bị kết án tội phá hoại và bị xử tù chung thân vào năm 1964.
Một chiến dịch quốc tế bắt đầu lan ra chống chế độ phân biệt chủng tộc. Mặc dù trừng phạt kinh tế chưa bao giờ được áp đặt đối với Nam Phi, nhưng người dân trên thế giới vẫn tiếp tục gây áp lực với Nam Phi.
Hình ảnh ông Nelson Mandela trở thành biểu tượng của chiến dịch vận động trên khắp thế giới.
Cuối cùng sau hơn 2 thập niên bị bỏ tù, ông Mandela được thả năm 1990.
Sau khi được thả tự do, ông Mandela đã tới thăm nhiều nước và gặp gỡ các lãnh tụ thế giới vào khi ông chuẩn bị ra tranh cử Tổng thống. Ông được tiếp đón tại South Africa House ở London nơi những cuộc biểu tình chống chế độ apartheid diễn ra suốt ngày đêm.
Những cuộc thương thuyết căng thẳng tiếp theo, trước khi Tổng thống Nam Phi, ông FW de Klerk đồng ý tổ chức tuyển cử thể theo nguyên tắc mỗi người một lá phiếu. Hai ông cùng được tặng giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1993 vì vai trò của họ trong việc chấm dứt chế độ apartheid.
Những cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của Nam Phi được tiến hành vào ngày 27 tháng Tư năm 1994. Những người da đen Nam Phi xếp hàng dài để lần đầu tiên được bỏ phiếu. Đảng ANC thắng đậm và ông Nelson Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên.
Ông Mandela phục vụ chỉ một nhiệm kỳ ở cương vị Tổng thống và vào năm 1999 ông trở thành một trong số rất ít lãnh tụ châu Phi tự nguyện rời bỏ chức vụ. Ông Thabo Mbeki (bên trái) kế nhiệm, vừa là lãnh đạo Nam Phi vừa lãnh đạo ANC.
Không chỉ là một trong những nguyên thủ quốc gia được yêu thích, ông còn trở thành một thần tượng thời trang với những chiếc áo sơmi màu sặc sỡ. Trong bức ảnh này, ông hỏi các phóng viên họ nghĩ gì về áo sơmi của ông sau bữa ăn với nhà thiết kế thời trang Pierre Cardin (trái).
Ông có hai phẩm chất mà hầu hết các nhà lãnh đạo thiếu - đó là khiêm tốn và khả năng tự cười chính mình. Trong ảnh: ông cùng với Thái tử Charles và ban nhạc Spice Girls.
Sau vụ ly hôn với bà Winnie, ông Mandela kết hôn với bà Graca Machel vào dịp sinh nhật thứ 80 của ông, năm 1998. Bà Machel là vợ góa của cựu lãnh đạo Mozambique, ông Samora Machel. Ông Mandela và bà Graca Machel lập một quỹ từ thiện để giúp những trẻ em bất hạnh châu Phi.
Sau khi rời bỏ chức vụ Tổng thống vào năm 1999, ông Mandela trở thành đại sứ cao cấp nhất Nam Phi vận động phòng chống HIV/Aids và cũng là người đem lại cho Nam Phi quyền đăng cai Cúp Bóng đá Thế giới năm 2010.
Năm 2004, ở tuổi 85, ông Mandela rút khỏi chính trường và dành phần lớn thời gian cho gia đình và bạn bè với "những hồi tưởng thầm lặng".
Ông Mandela trong một lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng tại lễ bế mạc Cúp Bóng đá thế giới 2010 tại Nam Phi. Ông khá yếu và vẫn còn đang trong tâm trạng thương nhớ một người cháu gái bị chết vào thời điểm giải bóng đá bắt đầu.
Ông Nelson Mandela vào ngày sinh nhật thứ 94 của ông năm 2012. Năm 2009 LHQ lấy ngày sinh của ông làm Ngày Nelson Mandela Quốc tế. Hàng năm vào ngày 18/7 người dân trên toàn thế giới vinh danh ông bằng việc bỏ ra 67 phút - tương đương với 67 năm hoạt động chính trị của ông - để giúp cộng đồng tại địa phương mình.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.