Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cùng tôn vinh danh nhân

THUHANG| 07/02/2004 08:53

Mùa thu năm ngoái, Sở VHTT Hà Nội và Trường đại học KHXH và NV quốc gia  đã mở cuộc vận động sưu tầm, sáng tác đại tự, câu đối nhằm tôn vinh công đức của các danh nhân văn hóa được thờ tại Nhà thái học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bắt đầu từ tháng 10 đến  cuối năm 2003 thì thu được tác phẩm của gần 100 học giả, các vị túc nho ở Hà Nội và các tỉnh, thành khác. Tính chi li có tới 141 bức đại tự và 118 đôi câu đối đã được sáng tác trong hai tháng ngắn ngủi.

Du khách tham quan
Văn Miếu Quốc Tử Giám

Mùa thu năm ngoái, Sở VHTT Hà Nội và Trường đại học KHXH và NV quốc giađã mở cuộc vận động sưu tầm, sáng tác đại tự, câu đối nhằm tôn vinh công đức của các danh nhân văn hóa được thờ tại Nhà thái học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bắt đầu từ tháng 10 đếncuối năm 2003 thì thu được tác phẩm của gần 100 học giả, các vị túc nho ở Hà Nội và các tỉnh, thành khác. Tính chi li có tới 141 bức đại tự và 118 đôi câu đối đã được sáng tác trong hai tháng ngắn ngủi. Các tác phẩm này phản ánh công trạng của 4 vị danh nhân đối với nền quốc học, văn hóa dân tộc nhưng vẫn hàm chứa công tích và toát lên sắc thái riêng của từng vị: Lý Thánh Tông uy vũ hiển hách, Lý Nhân Tông - sáng suốt thần võ, Lê Thánh Tông anh minh lỗi lạc và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An - người thầy mẫu mực.

Dựa trên những tiêu chí xác định về nội dung và hình thức thể hiện - trong đó có những yêu cầu về mặt văn luận đối liên và văn phạm Hán cổ quy định về số chữ cho vế đốivà đại tự, hội đồng chấm chọn cuối cùng đã lựa được 9 bức đại tựvà 9 đôi câu đối vào vòng trong. Đó là những tác phẩm sử dụng câu chữ dễ hiểu nhưng không quá đơn giản, đủ lộ vẻ “bác học” ít nhiều đều có nghĩa hay, lời đẹp, tinh tế và giàu cảm xúc. Tuy nhiên, trong quá trình xét tuyển (mục tiêu cuối cùng là chọn ra 4 đại tự, 4 đôi câu đối chính thức cho 4 vị danh nhân), trong hội đồng chấm chọn đã có ý kiến đánh giá khác nhau về số tác phẩm lọt qua vòng sơ tuyển. Chính vì lẽ đó, được sự chỉ đạo của Thành ủy và UBND thành phố, Sở VHTT đã tổ chức gian trưng bày câu đối, đại tự tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong thời gian 3 tháng kể từ ngày mùng 2 tết Giáp Thân. Mục đích của đợt trưng bày không chỉ nhằm giới thiệu vẻ đẹp của nghệ nhân thư họa, mà cònnhằm thu nhận ý kiến đóng góp của nhân dânđể hoàn thiện và xác lập hệ thống đại tự, câu đối chính thức.

Để góp phần thúc đẩy quá trình chọn lựa, thu nhận ý kiến đóng góp quý báu của nhân dân, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số câu đối, đại tự hiện đang được trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám:

* Vua Lý Thánh Tông (2 đại tự và 3 đôi câu đối):

- Đại tự: “Quốc học triệu cơ” (nghĩa làMở nền Quốc học): “Tư văn triệu khải” (bắt đầu mở nền “tư văn “).

- Câu đối: “Đại đạo khởi ư tư, thánh huấn hiền mô quang nhật nguyệt/ Chân tàixuất tự thử, vũ công văn trị xán sơn hà” (Đạo lớn mở đầu từ nơi đây, lời giáo huấn với gương mẫu mực của thánh hiền sáng rực mặt trời, mặt trăng/ Chân tài xuất thân tự chốn này, khiến cho võ công và văn trị của dân tộc làm rạng rỡ núi sông). “Văn tại tư hồ, nội cử ngoại dương, hải vũ thiếp nhiên, văních xiển/ Đạo tòng thử hĩ, học sùng chế định, cung tường ngật nhĩ, đạo di cao” (Văn ở đây chăng ? Bên trong thi hành văn trị, bên ngoài biểu dương võ uy, bờ cõi lặng yên, văn thêm rộng mở/ Đạo từ đây vậy. Đạo học được tôn sùng, chế độ được định rõ, cung tườngvòi vọi, đạo càng cao). “Tiên đế định Thăng Long, quốc thịnh dân cường, vĩnh thế long bàn hổ cứ/ Minh quân khai Văn Miếu, tài đa sĩ phát, trường đồ miếu tráng cơ hồng” (Bậc tiên đế định vị kinh đô Thăng Long để nước thịnh dân cường, mãi mãi giữ thế đất hổ ngồi rồng cuộn/ Bậc minh quân mở mang Văn Miếu để người tài thì nhiều sĩ tử cũng lắm, cơ đồ lâu dài, nền lớn miếu to).

* Vua Lý Nhân Tông: (2 đại tự và 2 đôi câu đối):

- Đại tự: “Quốc học khai cơ” (Tôn vinh người khai sáng ra nền quốc học): “Hưng học nhậmhiền” (Mở mang việc học, trọng dụng hiền tài).

- Câu đối: “Quốc Tử Giám khai nguyên, mỹ đức minh quân truyền hậu thế/ Tư văn đài kế vãng, lương năng hiền sĩ niệm tiền nhân” (Người mở đầu xây dựng Quốc Tử Giám, đức đẹp vua minh truyền hậu thế/ Đài “tư văn” kế thừa ngày trước, các bậc hiền sĩ lương năng đều ghi nhớ công ơn tiền nhân). “Nguyên khí gia bồi, quốc tộ trường tồn đồng vũ trụ/ Nhân tài thâm tạo, giang sơn vĩnh thịnh đối càn khôn” (Vun đắp thêm nguyên khí, phúc nước còn mãi cùng vũ trụ/ Đào tạo kỹ nhân tài, non sông thịnh mãi với đất trời).

* Vua Lê thánh Tông: (3 đại tự , 2 đôi câu đối):

- Đại tự: “Thiên Nam văn thịnh” (Trời Nam văn thịnh); Văn minh thánh triết” (Giỏi văn trị, rất sáng suốt); “Đế trị Khuê khai” (Nền trị của Đế tỏa rạng sao Khuê).

- Câu đối: “Khoa giáp trùng hưng, Tiến sĩ danh bi truyền hậu bối/ Văn chương thế thịnh, Tao đàn kiệt tác tụng tiền nhân” (Khoa giáp chấn hưng, bia tiến sĩ còn truyền lại cho thế hệ sau/ Văn chương đời thịnh, kiệt tác Tao đàn ngợi ca người trước). “Chính giáo nhất tân, khoa giáp trùng hưng long thánh trị/ Anh tài chấn bạt, bi đề vĩnhthọ dụ tư văn” (Chính trị, giáo hóa mới mẻ, khoa giáp chấn hưng làm thịnh nền thánh trị/ Anh tài được tác thành, cất nhắc sử dụng, bia đề danh tiến sĩ còn mãi, thịnh truyền tư văn).

* Chu Văn An (2 đại tự, 2 đôi câu đối):

- Đại tự: “Thiên Nam sư biểu” (Bậc thầy tiêu biểu của trời Nam); “Trực tiết cao phong” (Cương trực - phong cách cao cả).

- Câu đối: “Bác hồ sử, cùng hồ kinh, thánh đạo uyên nguyên khai hậu học/ Hành dĩ lễ, tàng dĩ nghĩa, hiền nhân phong tiết thiệu tiên nho” (Học rộng về sử, hiểu thấu nghĩa kinh, đạo thánh uyên nguyên mở mang cho hậu học/ Ra làm quan theo lễ, lui về ở ẩn theo nghĩa, phong độ khí tiết người hiền nối tiếp các bậc tiên nho). “Thất trảm hùng văn, Trần đại thuần nho tiêu kính tiết/ Tứ thư thuyết ước, Nam bang chính học bản thân dân” (Sớ “Thất trảm” văn hùng, vị nho sĩ thuần chất đời Trần nêu cao khí tiết kiên định/ Sách “tứ thư thuyết ước” cho thấy nền học chân chính nước Nam gốc ở tình thân yêu nhân dân).

HNM
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cùng tôn vinh danh nhân

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.