(HNMĐT) - Trong dòng chảy âm nhạc Việt Nam, không thể không nhắc đến dòng âm nhạc cách mạng. Những năm tháng mưa bom bão đạn của hai cuộc kháng chiến, xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để các nhạc sỹ viết nên những bài ca bất hủ. Tiếng hát là tiếng lòng của nhân dân một thời, làm nên sức sống dồi dào truyền nối của biết bao thế hệ.
Chủ đề của các ca khúc cách mạng viết về tổ quốc, đất nước chính là độc lập tự do, là tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, là tình yêu giữa con người và con người. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước và trong cuộc sống thanh bình, chủ đề ấy luôn được các nhạc sĩvà ca sĩ của nhiều thế hệ trăn trở. Các ca khúc này còn mãi giá trị bởi âm hưởng rất hào hùng mà cũng rất trữ tình. Lời ca cất lên đã động viên mọi người sống có nghị lực, lao động và cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Tình yêu đất nước, quê hương đã tạo "men" cho những ca khúc: “Đất nước trọn niềm vui”, “Giai điệu tổ quốc”, “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Thương quá Việt Nam”, “Việt Nam quê hương tôi”…. Người người ra đi, máu đổ, nước mắt rơi nhưng tất cả đều bộc lộ tinh thần lạc quan, niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi của cách mạng: “Việt Nam trên đường chúng ta đi”, “Đất nước”, “Hà Nội niềm tin và hy vọng”…..Niềm tự hào toàn dân tộc chính là mạch nguồn của những giai điệu mượt màca ngợi vẻ đẹp quê hương Việt Nam mến thương: “Rặng Trâm Bầu”, “Quê hương tuổi thơ tôi”, “Những cô gái quan họ”, “Làng quan họ quê tôi”, “Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh”….Tất cả tạo nên một thiên trường ca sâu sắc, nhiều cung bậc tình cảm từ hai cuộc kháng chiến vĩ của quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Không thể không nhắc đến những bản tình ca cách mạng, bởi lẽ tình yêu - thời nào cũng có, nhưng trong chiến tranh lửa đạn, tình yêu riêng tư đã hoà nhịp đập chung với tình yêu đất nước càng làm giàu thêm tính sâu sắc của dòng nhạc cách mạng: “Thành phố tình yêu và nỗi nhớ”, “Gửi nắng cho em”, “Đêm thành phố đầy sao”, “Những ánh sao đêm”, “Thành phố trẻ”….
Bên cạnh sự phát triển của các dòng nhạc nhẹ, dòng nhạc trẻ hiện nay thì các bài hát cách mạng vẫn có chỗ đứng vững chắc, trân trọng trong lòng người yêu nhạc, nhất là các khán giả trẻ. Hoàng Anh (sinh viên Khoa Tự động hoá, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết: “Mình rất thích hát các ca khúc ca ngợi đất nước, nó truyền thêm cho mình niềm tin và nghị lực sống. Trong những lần đi tình nguyện mình và mọi người đều hát các bài hát này”. Bạn sinh viên Thanh Giang (Khoa sử, Đại học Khoa học xã hội Nhân văn Hà Nội) tâm sự: “Tôi thích ca khúc cách mạng về đất nước bởi giai điệu truyền thống, ca từ trong sáng, hào hùng chứ không sướt mướt và vô nghĩa như ca từ trong nhiều ca khúc nhạc trẻ hiện nay”. Sức sống của các ca khúc cách mạng viết về tổ quốc còn được chứng minh trên các sân khấu ca nhạc hiện nay. Các cuộc thi tiếng hát truyền hình, Liên hoan văn nghệ….các ca khúc này xuất hiện càng nhiều. Các ca sỹ nhạc trẻ như: Đan Trường, Phương Thanh, Mỹ Tâm, Đàm Vình Hưng đã chuyển hướng sang những bài hát cách mạng và tạo được ấn tượng tốt cho khán giả.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của những người ưa thích các ca khúc cách mang về quê hương đất nước, 60 ca khúc đã được Trung tâm dịch vụ tin nhắn MobiOne (công ty FPT Telecom) ra chuyển thành nhạc chuông đơn âm, đa âm, âm thanh thực cho điện thoại di động. Để nhận được những bản nhạc chuông này, khách hàng chỉ cần soạn tin nhắn có nội dung "NC (dấu cách) Mã số nhạc chuông" và gửi đến số 8200. (VD: NC 2233P gửi đến 8200). Nếu muốn gửi tặng người thân, chỉ cần thêm số điện thoại của người nhận vào cuối đoạn tin nhắn. (Ví dụ: NC 2233P 091xxxxxxx).
Thuê bao của các mạng di động VinaPhone, MobiFone và Viettel đã có thể sử dụng dịch vụ này với mức phí 2.000 đồng cho mỗi tin nhắn thành công. Chi tiết mã số bài hát được đăng trên các website: www.mobione.com.vn; www.nhacso.net; www.ngoisao.net, www.vnexpress.net
H.Đ
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.