Nửa thế kỷ trôi qua, tôi đã nghe truyền tụng câu ca dao: Cụ Hồ ở giữa lòng dân Tuy xa xa lắm nhưng gần gần ghê... Và những năm đầu sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, những câu ca dao này được giảng văn trong chương trình văn học lớp 10 phổ thông trung học. Mấy câu ca dao giản dị nói lên sự gần gũi thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh với người dân nước Việt. Nhân dân ta tùy theo khả năng mà đáp lại bằng lòng biết ơn sâu sắc, sự tôn kính đặc biệt với Bác.
Cụ Hồ ở giữa lòng dân
Tuy xa xa lắm nhưng gần gần ghê...
Và những năm đầu sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, những câu ca dao này được giảng văn trong chương trình văn học lớp 10 phổ thông trung học. Mấy câu ca dao giản dị nói lên sự gần gũi thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh với người dân nước Việt. Nhân dân ta tùy theo khả năng mà đáp lại bằng lòng biết ơn sâu sắc, sự tôn kính đặc biệt với Bác.
Bà Bùi Thị Biên làm chị nuôi trong kháng chiến chống Pháp đã dành dụm chôn giấu tiền Cụ Hồ. Năm 1987, trước lúc qua đời bà Biên đã chỉ chỗ chôn giấu tiền cho vợ chồng người con gái Nguyễn Thị Tính và Lê Đức Phong. Năm 1993, bà Tính đào lên và đem đến giao cho xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) 5.785 tờ (5.900 đồng) tiền Cụ Hồ nhờ chuyển cho Nhà nước giữ.
Ông Lý Sine, 40 tuổi Đảng là người dân tộc Khơ-me ở tỉnh Trà Vinh, từ năm 1948 đã coi các tờ giấy bạc Cụ Hồ như một báu vật và ông đã cất giấu 3 tờ 100 đồng, 5 tờ 50 đồng, 1 tờ 20 đồng. Những tờ giấy bạc Cụ Hồ này đã theo ông suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ như bùa hộ mệnh, ông tâm sự: “Mình giữ tiền Cụ Hồ làm kỷ niệm của 30 năm chiến tranh giữ nước và góp phần giáo dục truyền thống con cháu trong gia đình”.
Ông Trần Văn Mau ở 74/7/3 Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận, TP HCM, hơn 70 tuổi từng làm công nhân ở xưởng đóng tàu Ba Son. 13 năm về hưu là 13 năm ông kiên nhẫn đi các hiệu sách, sạp báo sưu tầm, lưu giữ ảnh Bác. Lúc đầu ông làm một mình, sau cả vợ, con ông cũng bị lôi cuốn vào công việc say mê của ông. Tháng 5-2002, ông Trần Văn Mau đã trân trọng tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 1 đường Nguyễn Tất Thành quận 4 cuốn album khổ 60x80cm, nặng 35kg chứa hơn 2.000 tấm ảnh Bác Hồ cùng một số tờ giấy bạc Cụ Hồ và những con tem có vẽ hình Bác mà gia đình ông sưu tầm, lưu giữ.
Là một cựu tù chính trị, nguyên cán bộ Bảo tàng TP HCM, ông Võ Huy Quang đã sưu tầm được 3.700 tấm ảnh Bác Hồ trong 30 năm. Ngoài những tấm ảnh sưu tầm trong sách báo, danh thiếp, ông Quang đã ôm chiếc máy ảnh lặn lội đến các nhà bảo tàng từ Nam ra Bắc, chụp lại những tấm ảnh Bác Hồ được trưng bày trong các tủ kính vì ông thấy “Bảo tàng tỉnh nào cũng có ảnh Bác và thường có những tấm ảnh chụp Bác Hồ có liên quan đến con người và hoạt động của Bác có liên quan đến tỉnh đó”. Ông còn tiếp tục sưu tầm ảnh Bác theo hướng đi sâu chi tiết cụ thể: “Tôi đang cố sưu tập ảnh Bác chụp với các cá nhân, gia đình... nên đến nhà ai tôi cũng nhìn ngắm coi có treo ảnh Bác không...”.
Ông bà Trần Thanh Phương ở 165/3 đường Nguyễn Phúc Nguyên, quận 3, TP HCM, đã kiên trì cắt các bài viết về Bác Hồ đăng trên các báo và tạp chí của nước ta. Với 25 năm lặng lẽ làm, đến nay ông bà Phương có khoảng 2.000 bài báo từ những bài dài đến những mẩu tin ngắn và dán vào 3 tập sách khổ giấy lớn trong đó tập 3 lưu giữ hơn 400 bài viết về Bác Hồ đăng trên các tờ báo Xuân (tết Nguyên đán).
Ông Hồ Đại Phước ở 213A đường Âu Cơ, quận Tân Bình, TP HCM bày tỏ tình cảm cách khác. Hơn 10 năm, ông Phước âm thầm góp tiền tôn tạo lăng Bác. Những năm đầu, ông góp mỗi lần 100.000 đồng tiết kiệm từ việc chăn nuôi, làm rẫy. Mấy năm gần đây, nhờ thu nhập khá hơn, số tiền ông góp tăng lên. Ngày 13-5-2003, ông đến báo Sài Gòn giải phóng góp 500.000 đ. Tổng cộng 10 năm, ông góp được 1.900.000 đ vào quỹ tôn tạo lăng Bác. Vào dịp quốc khánh 2-9-2003, ông Quang cũng dành dụm được ít tiền làm lộ phí ra Hà Nội viếng Bác và tham quan thủ đô.
HNM
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.