Xứ Huế có hai nhóm cổ vật nổi danh khắp hoàn cầu là đồ sứ ký kiểu (còn gọi là bleus de Huế) và pháp lam Huế. Trước nay, các nhà nghiên cứu châu Âu gần như không có thông tin về nghề làm pháp lam ở Huế dưới thời Nguyễn. Vì thế, khi sưu tầm được những cổ vật pháp lam Huế, họ thường xếp chúng vào sưu tập pháp lam Trung Hoa.
Pháp lam là thủ pháp trang trí phủ men trên cốt đồng đã được tạo hình từ trước. Kỹ thuật pháp lam được du nhập vào Trung Quốc bởi người ả Rập và được người Trung quốc gọi là pháp lam thiết. Để làm được một sản phẩm pháp lam, người thợ thủ công phải trải qua nhiều công đoạn hết sức phức tạp: Ngăn ô tổ ong (nối kết những dải mỏng bằng đồng, bạc, hoặc vàng, phân chia nền kim loại thành từng ô dạng tổ ong và hàn cố định chúng trên nền của sản phẩm), sau đó người ta phủ men tràn vào những ô trũng, tạo mặt bằng để thiết kế hoạ tiết nền. Sau đó, những người thợ thủ công trang trí trên mặt tổ ong của sản phẩm và cuối cùng là vẽ men theo những chi tiết của đồ án đã được hình thành trước đó.
Pháp lam được đánh giá là một loại hình độc đáo trong nghệ thuật trang trí mang chất quý tộc của cung đình Huế.
HNMTC
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.