Theo dõi Báo Hànộimới trên

Có thể bạn chưa biết về giống lợn

TRONGQUANG| 14/02/2007 16:00

(HNMĐT) - Năm Đinh Hợi là năm con lợn (hay còn gọi là con heo) - Một trong nhưng loài lục súc được chăn nuôi nhiều ở Việt Nam và trên Thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết tất cả các giống lợn, hay những thuật từ về lợn. Bài viết dưới đây có thể sẽ bổ sung thêm một phần kiến thức về con lợn cho bạn đọc.

Lợn nái hậu bị

(HNMĐT) - Năm Đinh Hợi là năm con lợn (hay còn gọi là con heo) - Một trong nhưng loài lục súc được chăn nuôi nhiều ở Việt Nam và trên Thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết tất cả các giống lợn, hay những thuật từ về lợn. Bài viết dưới đây có thể sẽ bổ sung thêm một phần kiến thức về con lợn cho bạn đọc.

1.Lợn rừng: Là lợn hoang dã, sống trong rừng Việt Nam, khi còn nhỏ , có nhiều sọc dưa, ăn củ mì, lá cây, côn trùng và các động vật nhỏ ( ếch, nhái, ốc sên…). Da lợn rừng dầy, thường có lỗ chân lông to, tạo thành những hình tam giác. Thịt lợn rừng chắc thịt, ăn đậm đà, ngon và bổ.

2.Lợn lòi: là Lợn rừng đực, sống lâu năm, thường tách ra khỏi đàn, sống lang thang một mình (còn được gọi là lợn độc), có răng nanh dài, nhọn, lòi ra khỏi miệng. Lợn lòi tính rất hung dữ, khi bị thương thường lao thẳng vào thợ săn, rất nguy hiểm. Nhiều loại thú dữ như Hổ, Báo cũng phải ngán khi gặp phải Lợn lòi.

3.Lợn Mường khương (hay còn gọi là lợn Mường): Là giống Lợn địa phương của dân tộc Mường ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thân hình nhỏ, trọng lượng của lợn trưởng thành chỉ khoảng 70kg, nhưng lại có nhiều thịt nạc, thường được thả rông ở các thôn bản. Tính ăn tạp, lại được nuôi thả rông nên hay có nhiều loại ký sinh trùng trong cơ thể.

4.Lợn Ỉ: Là 1 trong những giống lợn ở Đồng bằng Bắc Bộ, trọng lượng tối đa chỉ 50-60kg. Lợn có mõm ngắn, tai nhỏ, màu đen. Lợn cái khi nuôi con rất dữ (còn gọi là lợn hộc). Thịt ngon, nhiều mỡ và mỡ rất ngon.Thịt lợn ỉ dùng để gói bánh trưng ngày Tết thì tuyệt vời. Một số khách nước ngoài thường sang Việt nam mua Lợn ỉ về làm lợn cảnh. Lợn Ỉ tại Việt nam ngày càng hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

5.Lợn Móng Cái: Cũng là một giống lợn truyền thống lâu đời ở Đồng bằng Bắc Bộ. Đặc điểm thường có miếng vá hình yên ngựa ở lưng, bụng sệ. Lợn Móng Cái được lấy làm biểu tượng cho con lợn Việt Nam để vẽ trong tranh lục súc của làng Đông Hồ.

6.Lợn Thuộc nhiêu: Là giống lợn địa phương của miền Nam Việt Nam, thường được nuôi ở các vùng miền Tây Nam Bộ như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. Lợn Thuộc nhiêu lông xù màu đen, nhanh nhẹn, thịt chắc, dễ nuôi.

7.Lợn Ba Xuyên: Cũng là giống lợn địa phương ở miền Nam. Trọng lượng lợn trưởng thành trung bình khoảng 60 - 70kg/con. Lợn có lông đốm màu vàng, đen (nên có nơi còn gọi là lợn bông). Giống lợn này thường được nuôi ở các vùng thuộc miền Đông Nam Bộ.

8.Lợn sề: Là lợn nái nuôi con qua nhiều lứa, thường là những con nái đẻ nhiều con, nuôi con khéo, được chủ khai thác nhiều năm, đến mức lưng võng, bụng sệ, chân toè ra cả 4 ngón chạm xuống nền, bờm gáy dựng ngược, thậm chícó nhiều nốt chai sần trên người. Khái niệm lợn sề được dung chỉ cho những con lợn nái già, xấu và hung dữ.

9.Lợn mọi: Là giống lợn địa phương, màu đen sống ở các vùng dân tộc, có thân hình nhỏ. Lợn mọi được nuôi dưới gầm các nhà sàn (trên là người, dưới là lợn). Chúng ăn tạp, tất cả những gì có thể được vứt từ trên nhà sàn xuống. Loại lợn này còn được gọi là lợn Mán vì chúng thường được chăn thả ở các vùng dân tộc Mán, Mèo. Thịt lợn mọi ăn rất ngon và có mỡ rất thơm.

10.Lợn cắp nách : Chính là lợn mọi, lợn mán, hay lợn dân tộc được bà con dân tộc "cắp nách" xuống chợ để bán, hoặc đổi lấy hang hoá. Hiện nay các nhà hàng đặc sản thường mua từ 200.000đ-300.000đ/con để làm thực đơn cho khách, nhất là dùng để làm món thịt quay.

11.Lợn Yoocsai : Là giống lợn Anh được nhập vào Việt nam để có năng suất cao, trọng lượng xuất chuồng thường hơn 100kg; tai to, cụp như 2 chiếc lá đa, rủ che kín cả mắt.

12.Lợn Landrad: Cũng là giống lợn của Anh, năng suất cao. Đây là giống lợn hướng nạc (tỷ lệ thịt nạc cao) có lông màu trắng. Trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 1 - 1,2 tạ/con. Lợn được nuôi theo quy trình chăn nuôi công nghiệp ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai...

13.Lợn Đại bạch: Là giống lợn của Nga được nhập vào Việt Nam từ thập kỷ 60 - 70 để tăng năng suất. Trọng lượng xuất chuồng thường trên, dưới 100kg, màu trắng, tai đứng. Tuy nhiên, thịt lợn không được ngon như các giống lơn của Việt Nam.

14.Lợn Duroc : Là giống lợn của Đức được nhập vào Việt Nam từ nửa cuối những năm 90, còn gọi là lợn da bò vì trông như màu da vàng như bò, trọng lượng xuất chuồng thường 90-100kg. Giống lợn này đượcchănnuôi nhiều ở miền Nam Việt nam.

15.Lợn nái Kiểm định: Là Lợn cái choai (cỡ 20-25 kg/con) được lựa chọn trong đàn đểchuẩn bị làm nái.

16.Lợn hậu bị: Là lợn nái kiểm định được tuyển chọn lần 2 để vào vòng trong. Những nái hậu bị sẽ được chăm sóc để chuẩn bị thay thế cho đàn nái già.

17.Lợn nái: Là những con lợn cái khoẻ mạnh, cân đối , nhiều vú, không bị khuyết tật( nái hậu bị) sẽ được chọn làm nái sinh sản . Nuôi lợn nái phải có kỹ thụât, khó hơn nuôi lợn thịt nhưng lãi xuất cao hơn rất nhiều.

18.Lợn gạo: Là lợn ăn phải đốt sán dây (Taenia Solium) của người, ấu trùng sán( Cystycescus) sống trong cơ của lợn( nhiều nhất là trong các cơ nhai, cơ lưỡi, cơ vận động nhiều….) dạng như hạt gạo. Những lợn này rất nguy hiểm, nếu người ăn phải lợn gạo sẽ bị bệnh sán dây.

19.Lợn Nghệ: Là lợn bị bệnh xoắn khuẩn(Leptospirosis); trùng này hình lò so gây viêm gan, phá máu… làm dịch mật thấm vào cơ gây chứng hoàng đản. Mỡ của lợn nghệ thường có màu vàng.

Quang Anh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Có thể bạn chưa biết về giống lợn

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.