Câu 1: Đây là hai câu trong bài thơ “Thăng Long hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan miêu tả Thăng Long thời đầu thế kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn, khi kinh đô đã chuyển vào Huế.
Câu 2: Phần đông côn trùng không có những cơ quan đặc biệt để phát ra âm thanh. Chúng ta chỉ nghe được âm thanh khi chúng bay mà thôi. Nguyên do là khi bay, côn trùng vẫy những chiếc cánh nhỏ mấy trăm lần trong một giây. Những chiếc cánh nhỏ này thật ra là những màng rung động, mà như chúng ta đã biết, bất kỳ một màng rung động đủ nhanh (trên 16 lần trong một giây) cũng sẽ sản ra những âm có cao độ nhất định.
Câu 3: Đó là cây ngô.
15 em được thưởng 50.000đ/em
1. Tô Khánh Phương (16 Đặng Tất)
2. Ngô Xuân Thắng (50 Bà Triệu)
3. Nguyễn Phương Lan (lớp 10A3, THPT Phan Đình Phùng)
4. Đặng Nhật Huy (tổ 3, TT Cầu Diễn)
5. Nguyễn Việt Hưng (71 Nguyễn Chí Thanh)
6. Nguyễn Thu Hằng (5B, Nguyễn Tri Phương)
7. Lữ Ngọc Dung (331 Tây Hồ)
8. Nguyễn Ngọc Hà (B1, TT Báo Nhân dân)
9. Võ Hải Đăng (gò Đống Đa)
10. Nguyễn Hoàng Hà (TT Đồng Xa)
11. Tào Tố Như (THCS Gia Thụy)
12. Lê Tấn Dũng (TH Marie Curie)
13. Trần Hương Lan (ngõ An Trạch II)
14. Phạm Bảo Minh (THCS Quang Trung)
15. Ngô Hoàng Giang (35 Lý Thường Kiệt)
Câu hỏi tuần này
Câu 1: Trong nền văn học Việt Nam có một tác phẩm ra đời sau ngày toàn thắng giặc Minh được mệnh danh là Áng thiên cổ hùng văn. Đó là tác phẩm nào các em có biết không?
Câu 2: Vì sao thủy triều không xảy ra ở hồ các em nhỉ?
Câu 3: Đố em là gì?
Ngày ngày vẫn đi học
Mà chẳng đọc một câu
Chữ viết thì làu làu
Gọi tên mà xám xịt.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.