Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chương trình đào tạo kỹ sư hóa dầu thế hệ mới tại Việt Nam

H.Đ| 25/06/2014 15:01

(HNMO) - Chương trình đào tạo nhân sự kỹ thuật làm việc tại dự án Liên hợp Lọc hóa dầu đang được xây dựng tại Thanh Hóa với công suất lọc dầu 200.000 thùng mỗi ngày của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Nguồn: Internet.


Honeywell sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ đào tạo nhân sự chuẩn bị cho giai đoạn vận hành thương mại của liên hợp lọc hóa dầu vào năm 2017, cũng như các giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng cho vận hành và kinh doanh hiện tại của liên hợp.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ là nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam, và là nhà máy lọc dầu lớn nhất, đáp ứng được khoảng 30 phần trăm nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Việt Nam về các sản phẩm xăng dầu tinh chế như nhiên liệu động cơ hay hóa dầu. Việt Nam là quốc gia xuất siêu dầu thô, sản xuất hơn 350,000 thùng dầu thô mỗi ngày. Tuy nhiên với công suất lọc dầu hạn chế, Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu hơn một nửa lượng sản phẩm xăng dầu tinh chế để đảm bảo đáp ứng nhu cầu.

"Nhà máy lọc dầu này sẽ là một phần quan trọng trong bức tranh tổng thể ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam, cho phép chúng ta chuyển nguồn trữ lượng dầu mỏ khổng lồ thành các sản phẩm tinh chế," ông Kazutoshi Shimmura, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn cho biết.

Đối với các dự án như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Honeywell có thể triển khai một chiến lược đào tạo chuẩn hóa, bao gồm một chương trình trọng tâm và hiệu quả chi phí cao nhằm rút ngắn sự chênh lệch về kinh nghiệm và năng lực của đội ngũ nhân sự được tuyển dụng. Các kinh nghiệm tại Việt Nam của Honeywell cũng cho phép công ty xác định và hỗ trợ các tổ chức giáo dục trong nước thực hiện phần lớn các nội dung trong chương trình đào tạo.

Các tổ chức công nghiệp cũng có thể tận dụng các dịch vụ quản lý đào tạo của Honeywell để tích hợp những kiến thức giảng dạy tốt nhất từ chuyên gia trong ngành cho các khóa đào tạo nâng cao. Cách tiếp cận này kết hợp các phương pháp giảng dạy trong lớp học, bao gồm học tập trực tuyến (eLearning) cùng các giờ mô phỏng, trải nghiệm thực hành và đào tạo trong công việc. Chương trình này cũng đánh giá sự tiến bộ của mỗi nhân viên và cung cấp những hỗ trợ kịp thời cho những nhân viên cần giúp đỡ thêm.

Ngoài ra, giải pháp quản lý dự án toàn diện của Honeywell cho phép thực hiện chương trình đào tạo trong khoảng thời gian và ngân sách cho phép. Giải pháp này giúp tăng hiệu quả đào tạo tổng thể, hay nói cách khác sẽ giúp cho quá trình khởi động của nhà máy diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn.

Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn là một dự án liên doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn dầu khí Quốc gia Cô Oét - Kuwait Petroleum Europe B.V, Công ty Idemitsu Kosan Co.,Ltd (Nhật Bản) và Công ty Mitsui Chemicals, Inc (Nhật Bản). Với vai trò là nhà tư vấn quản lý đào tạo cho nhà máy mới, Honeywell sẽ làm việc với các bộ phận nhân sự của NSRP để giúp đào tạo tất cả các cán bộ vận hành, bảo dưỡng và quản lý chất lượng trước và sau khi cơ sở này chính thức đi vào hoạt động. Quá trình này bao gồm từ việc tuyển dụng và sàng lọc, hỗ trợ các công việc cần thiết để xây dựng được một bộ phận nhân lực trình độ cao.

Honeywell cũng sẽ tận dụng năng lực của các nguồn lực địa phương, các tổ chức giáo dục và các nhà máy lọc dầu trong nước, nhờ đó giảm chi phí cho NSRP cũng như tăng cường năng lực của các nhà máy địa phương để hỗ trợ các sáng kiến trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chương trình đào tạo kỹ sư hóa dầu thế hệ mới tại Việt Nam

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.