Rất nhiều quan điểm cho rằng nguồn gốc tổ tiên loài người là từ châu Phi, tuy nhiên nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà khoa học quốc tế phát hiện tổ tiên chung của loài người và loài vượn là từ châu Á.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet). |
Rất nhiều quan điểm cho rằng nguồn gốc tổ tiên loài người là từ châu Phi, tuy nhiên nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà khoa học quốc tế phát hiện tổ tiên chung của loài người và loài vượn là từ châu Á.
Phát hiện này đã giáng một đòn "chí tử" vào lý thuyết truyền thống sinh vật học cổ đại cho rằng tổ tiên loài người đến từ châu Phi.
Sau khi tiến hành phân tích hóa thạch động vật linh trưởng được phát hiện tại Myanmar có niên đại cách ngày nay khoảng 37 triệu năm, nhóm các nhà khoa học quốc tế đã chứng minh cho giả thuyết được đưa ra cách đây khoảng 13 năm cho rằng nguồn gốc tổ tiên loài người đến từ châu Á.
Năm 1997, nhóm các nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện hóa thạch vượn Bahinia pondaungensis tại Myanmar. Căn cứ vào phát hiện này, các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết về nguồn gốc tổ tiên loài người đến từ châu Á. Hóa thạch vượn Bahinia pondaungensis có cùng niên đại với vượn Eosimias centennicus, tuy nhiên muộn hơn so với vượn Eosimias sinensis.
Sau khi tiến hành nghiên cứu các nhà khoa học xác định hóa thạch vượn Bahinia pondaungensis thuộc chủng loại vượn người, trên cơ sở đó đã chứng minh được có một nhóm người vượn trong lịch sử có nguồn gốc từ châu Á.
Ngoài ra, nhóm các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng trước khi chưa phát hiện thêm được những chứng cứ sinh vật cổ, thì việc khẳng định nguồn gốc của loài linh trưởng cao cấp đến từ châu Á chứ không phải từ châu Phi là điều không phải bàn cãi và không thể phủ nhận.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.