(HNM) - Vài ngày trở lại đây, một số cơ quan truyền thông đưa tin
- Sáng 7-9, chúng tôi có làm việc với PGS-TS Hà Đình Đức và được xem hai bức ảnh về "cụ rùa". Bức thứ nhất chụp năm 1997, cho thấy "cụ" bị một vết cứa ở cổ. Bức thứ hai chụp ngày 25-1-2002 thì vết cứa đã thành sẹo. Từ năm 2007 đến nay, "cụ" nổi nhiều lần nhưng không lần nào bò lên Tháp Rùa. Vì thế, thông tin từ một số báo đưa ảnh chụp ngày 1-8-2010, khi cụ bò lên Tháp Rùa và bị thương là sai.
- Vậy có hay không hiện tượng câu trộm cá, rùa tại hồ Gươm?
- Hiện tượng này là có và thời gian qua chúng tôi đã bắt, thu giữ khá nhiều tang vật của các đối tượng câu trộm cá, rùa. Chúng tôi đã chuyển các đối tượng này cho cơ quan công an xử lý theo quy định. Ban quản lý hồ sẽ tăng cường kiểm tra để ngăn chặn tình trạng câu trộm ở đây.
- Ông có thể cho biết, thông tin về "cụ rùa" bị thương là đúng hay sai?
- Rất khó để xác định việc này vì như tôi đã nói, "cụ" lên Tháp Rùa cách đây đã 3 năm. Chỉ có thể khẳng định việc "cụ" có đang bị thương hay không khi đưa "cụ" lên và các cơ quan chuyên môn đánh giá, xác định rõ.
- Từ đầu năm 2010 đến nay, "cụ rùa" đã nổi lên bao nhiêu lần?
- Theo nhật ký của đội an ninh trật tự, từ đầu năm đến nay, "cụ" đã nổi 37 lần. Chúng tôi đều ghi rõ thời điểm nổi, vị trí và cắt cử người theo dõi với mục đích bảo vệ an ninh trật tự.
- Nhiều ý kiến phản ánh rằng, hồ Gươm hiện có nhiều rùa tai đỏ độc hại. Vậy, Ban quản lý đã biết việc này và có cách xử lý thế nào đối với việc này?
- Từ trước đến nay, nhân dân không phân biệt được rùa nào có hại, cũng chưa có văn bản nào cấm thả rùa tai đỏ nên họ đã thả phóng sinh cả những loài độc hại. Gần đây, có văn bản của Cục Kiểm lâm nói về tác hại của rùa tai đỏ và chúng tôi có tuyên truyền tới bà con quanh khu vực hồ không thả loại rùa này xuống hồ nữa.
- Xin cảm ơn ông.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.