(HNMO) - Ngày 15/10, ông Nguyễn Tấn Kỷ, TGĐ Cty Cổ phần Công nghiệp Masan, nhà sản xuất các sản phẩm hạt nêm của Chinsu tại Việt Nam cho biết đã tạm hoãn chương trình phát tờ rơi và cam kết chỉ sử dụng tờ rơi khi được phép. Đồng thời, Cty này cũng đã chủ động tạm dừng các hoạt động quảng cáo.
Sản phẩm hạt nêm Chinsu không bột ngọt
(HNMO)
- Ngày 15/10, ông Nguyễn Tấn Kỷ, TGĐ Cty Cổ phần Công nghiệp Masan, nhà sản xuất các sản phẩm hạt nêm của Chinsu tại Việt Nam cho biết đã tạm hoãn chương trình phát tờ rơi và cam kết chỉ sử dụng tờ rơi khi được phép. Đồng thời, Cty này cũng đã chủ động tạm dừng các hoạt động quảng cáo.Thời gian gần đây, nhiều thông tin trên báo chí bày tỏ mối nghi hoặc sản phẩm “Hạt nêm không bột ngọt” của Chinsu liệu có đúng như quảng cáo hay lại là các sản phẩm… siêu bột ngọt. Thông tin này ngay lập tức gây chú ý với người tiêu dùng bởi sản phẩm này hiện đang “hút” các bà nội trợ không thích dùng nhiều bột ngọt vào chế biến thức ăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số chuyên gia về dinh dưỡng và công nghệ thực phẩm cho rằng thành phần của sản phẩm này dù không có mì chính (kí hiệu là 621) nhưng vẫn có chứa 2 chất điều vị 627, 631, là hai chất có độ ngọt cao hơn nhiều so với 621. Tuy những chất 627, 631 vẫn được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm hạt nêm, nhưng nếu sản phẩm đã có chất này thì không nên công bố là “không bột ngọt”
Lý giải về điều này, ông Kỷ cho biết sản phẩm Hạt nêm không bột ngọt Chinsu đã được Cục An toàn vệ sinh Thực phẩm cấp chứng nhận tiêu chuẩn số 4109/2008/YT-CNTC ký ngày 30/6/2008.
Trong bộ hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, Cty đã ghi rõ hàm lượng axid glutamic quy ra monosodium glutamate là 0,6% thể hiện hàm lượng axit amin tự nhiên có trong sản phẩm, không phải là bột ngọt bổ sung. Cái tên “Hạt nêm không bột ngọt Chinsu” cũng đã được Cục chứng nhận.
Các chất điều vị 621 (monosodium glutamate hay còn gọi là bột ngọt), 627 (disodium guanylate) và 631 (disodium inosinate) là các chất điều vị cơ bản được cho phép sử dụng rộng rãi trong công nghệ chế biến thực phẩm trên thế giới. Tại Việt Nam, 3 chất điều vị này đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng rộng rãi và thường được dùng trong các sản phẩm như sữa, bánh kẹo, đồ hộp, gia vị, hạt nêm…
Một vấn đề khác khiến người tiêu dùng thêm lo ngại trước thông tin mặc dù sản phẩm này chưa được cơ quan chức năng cấp phép nội dung quảng cáo nhưng vẫn tiến hành quảng cáo rộng rãi.
Ông Kỷ khẳng định quảng cáo trên truyền hình về sản phẩm trên đã được Cục An toàn vệ sinh Thực phẩm cấp phép theo công văn số 643/2008/TNQC-ATTP ký ngày 18/8/2008.
“Còn hoạt động quảng cáo chưa có giấy phép là phát tờ rơi tại các chợ. Cục ATVSTP đã có công văn gửi Cty, không phải yêu cầu đình chỉ quảng cáo mà chỉ là giúp Cty hoàn thiện hồ sơ đăng ký quảng cáo. HIện nay chúng tôi đã tạm hoãn chương trình phát tờ rơi và cam kết chỉ sử dụng tờ rơi khi được phép” – ông Kỷ thừa nhận
Để thể hiện trách nhiệm với người tiêu dùng,
N.Hạ
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.