Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đã khẳng định như vậy khi trao đổi với báo chí về Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua chiều 18-6.
Cụ thể là làm rõ khái niệm tiền lương so với trước và xác định tiền lương là giá cả sức lao động theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Như vậy, mức lương sẽ được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với chủ sử dụng lao động song vẫn có sự quản lý của Nhà nước thể hiện qua việc Nhà nước sẽ tổ chức Hội đồng tiền lương quốc gia để công bố tiền lương tối thiểu. Căn cứ vào đó, người sử dụng lao động và chủ sử dụng lao động thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động làm sao thỏa đáng.
Bộ luật Lao động quy định tiền lương tối thiểu phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Theo tính toán của các cơ quan nghiên cứu thì mức lương tối thiểu hiện nay là từ 1,4 đến gần 2 triệu đồng/tháng là chưa đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động. Vì vậy, Nhà nước sẽ phải tính toán một lộ trình để tiền lương tối thiểu ở khu vực doanh nghiệp và người lao động sẽ đi trước khu vực cán bộ, công chức. Theo đó, đến thời điểm năm 2015, mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố phải đáp ứng đúng nhu cầu cuộc sống tối thiểu của người lao động. Còn nếu tăng ngay sau khi Bộ luật này có hiệu lực (ngày 1-5-2013) thì doanh nghiệp cũng không có khả năng đáp ứng.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.