Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chỉ trưng mua, trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức trong trường hợp khẩn cấp

HONGHAI| 13/11/2007 14:45

Hôm nay 13/11, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời về tài sản của Nhà nước trong trường hợp xảy ra các nguy cơ, như chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, tai nạn hoặc các tình huống cấp thiết khác đe doạ nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và tính mạng, sức khoẻ của công dân, tài sản của Nhà nước.

Hôm nay 13/11, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời về tài sản của Nhà nước trong trường hợp xảy ra các nguy cơ, như chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, tai nạn hoặc các tình huống cấp thiết khác đe doạ nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và tính mạng, sức khoẻ của công dân, tài sản của Nhà nước.

Dự án Luật thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản gồm 5 chương, 50 điều, qui định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, hình thức quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh và lợi ích quốc gia...Luật được xây dựng trên nguyên tắc: Công khai, minh bạch và Nhà nước chỉ thực hiện việc trưng mua, trưng dụng tài sản trong trường hợp thật cần thiết; việc quản lý, sử dụng tài sản trưng mua, trưng dụng phải đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; tránh việc lạm dụng quyền hạn để xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản.

Về trưng mua tài sản, đại biểu Chu Sơn Hà cho rằng tên của Luật như qui định là hợp lý để điều chỉnh các hoạt động cũng như thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức. Nên bỏ điều 30 vì nó đã được qui định ở các Luật khác. Vấn đề cưỡng chế, khi đã có chủ trương chung của Nhà nước như Luật qui định mà cá nhân, tổ chức không chấp hành thì cần phải cưỡng chế, nhưng huy động con người thì cần cân nhắc thêm vì nó không giống như một tài sản thông thường, đại biểu cũng đề nghị bỏ điều qui định trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão có thẩm quyền trưng mua, trưng dụng khi có sự cố như qui định của dự thảo, mà thay vào đó là Chủ tịch UBND có quyền là đủ…

Đại biểu Nguyễn Văn Luật đoàn Kiên Giang cơ bản nhất trí với dự thảo luật và có ý kiến điều 31, khoản 2 cần qui định rõ những nội dung như thời gian, địa điểm cũng như tên tuổi của người ra quyết định trưng dụng, nhất là trong thời điểm cấp bách mà quyết định bằng lời nói thì phải báo cáo với cấp có thẩm quyền cao hơn ngay sau đó, nhưng cần xác định khoảng thời gian đó. Về giá trưng mua, qui định như dự thảo là phù hợp là việc trưng mua tài sản được xác định theo giá thị trường để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người có tài sản bị trưng mua, tuy nhiên cần qui định rõ thời điểm trưng mua. Để công khai minh bạch đối với hội đồng thẩm định giá, cần có qui định rõ đối tượng của hội đồng này…

Về trưng dụng tài sản, gồm 20 điều qui định điều kiện khi nào trưng dụng tài sản; thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản; trình tự thủ tục trưng dụng tài sản; thời hạn trưng dụng; bồi thường thiệt hại do trưng dụng tài sản gây ra; thẩm quyền quyết định mức bồi thường thiệt hại do trưng dụng tài sản; nguồn kinh phí thực hiện trung dụng tài sản. Đại biểu Trần Văn Tấn đoàn Tiền Giang có ý kiến về bồi thường thiệt hại do trưng dụng tài sản gây ra tại khoản 2, điều 39 cần có sự thoả thuận với người có tài sản bị thiệt hại và tránh tình trạng người ra quyết định trưng dụng tài sản của cá nhân, tổ chức lại là người ra quyết định bồi thường các thiệt hại…

Theo Báo Điện tử ĐCSVN

(0) Bình luận
Nổi bật
    Đừng bỏ lỡ
    Chỉ trưng mua, trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức trong trường hợp khẩn cấp

    (*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.