(HNMO) - “Giáo dục ở bậc trung học phổ thông cần chuẩn bị cho các em những kỹ năng để có thể thành công ở bậc Đại học chứ không chỉ là kiến thức cho kỳ thi đầu vào”.
Tại buổi hội thảo. |
“Điều cần chuẩn bị là những kỹ năng để học sinh có thể thành công ở bậc Đại học”
Đến với Hội thảo, PGS.TS Toán học trẻ nhất Việt Nam Lê Anh Vinh (nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Harvard, Mỹ) chia sẻ về môi trường giáo dục Việt Nam trong sự so sánh với môi trường giáo dục Úc, Mỹ. Từ đó mở ngỏ cánh cửa tư duy về những gì học sinh cần chuẩn bị nếu muốn du học thành công. “Không thể so sánh nền giáo dục nào hơn, nó sẽ như so quả táo với quả cam. Xét trên phương diện văn hóa, thì Giáo dục Mỹ chủ trương phát huy tối đa khả năng cá nhân, giáo dục Việt Nam dường như quan tâm tới sự phát triển đồng bộ của tập thể”. PGS.TS cũng cho rằng: “Sau bậc Đại học, phải va chạm với thực thế thì thực lưc là điều duy nhất ở lại với các em. Thực lực có đủ để các em làm chủ cuộc sống hay không, đó là lúc được kiểm chứng rõ ràng nhất. Có một thực trạng tại hầu hết các trường THPT tại Việt Nam hiện nay: coi việc thi đỗ Đại học là nhiệm vụ số 1 và là nhiệm vụ duy nhất. Nếu không được trang bị tốt trước ngưỡng cửa Đại học thì rất dễ 4,5 năm học ở bậc Đại học đó không giúp phát triển thực lực của các em. Đó là một điều đáng lo ngại!”
Thành công trong môi trường Đại học ở Việt Nam đã khó, thành công trong môi trường Đại học quốc tế còn khó hơn rất nhiều vì các em phải vượt qua rất nhiều rào cản về mặt ngôn ngữ, văn hóa. Nhưng PGS.TS Toán học Lê Anh Vinh tin rằng các em vẫn làm được nếu được trang bị đủ những kiến thức nền tảng, kỹ năng cốt lõi để hòa nhập với môi trường học tập, sinh hoạt tại đất nước đó. Giáo dục THPT hiện nay cần đặt ra vấn đề học để thành công ở bậc Đại học chứ không nên chỉ chủ trương học để thi Đại học.
Lớp tài năng X-cel: chuẩn bị hôm nay, thành công ngày mai
Những chia sẻ quý giá của PGS.TS Lê Anh Vinh đã cho các bậc phụ huynh đang có con em chuẩn bị bước vào lớp 10, 11 niềm tin vào hướng đi của Olympia trong việc đào tạo thế hệ những người Việt trẻ tự tin có đủ tri thức, tài năng và nhân cách, sẵn sàng hội nhập quốc tế. Trên con đường thực hiện sứ mệnh đó, lớp Tài năng X-cel là một bước đột phá của trường Olympia.
Theo cô Nguyễn Mai Hà, đại diện Hội đồng Khoa học nhà trường: Lớp học tài năng X-cel là sự phối hợp chặt chẽ giữa hai trường Olympia tại Việt Nam và Winchendon tại Hoa Kỳ. Ngoài các môn học đảm bảo chương trình tốt nghiệp THPT tại Việt Nam, chương trình học tại X-cel đảm bảo đủ điều kiện tín chỉ củachương trình học tiêu chuẩn tại Mỹ, giúp học sinh đạt được những tiêu chuẩn giáo dục nền tảng của Mỹ. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm văn hóa và các kỹ năng sinh tồn, kỹ năng tự lập trong chương trình học tại lớp X-cel cũng sẽ giúp các em tránh khỏi việc bị sốc văn hóa, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng đa sắc tộc để thể hiện bản thân và bản sắc người Việt.
Tương ứng với nội dung ấy, phương pháp học mà lớp học X-cel áp dụng cũng đặc biệt, trong đó có chủ trương đưa giảng viên Đại học giảng dạy ở bậc phổ thông. TS. Tôn Quang Cường - Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, ĐH Giáo dục trong Hội thảo cũng đã giới thiệu sự hợp tác của Đại học Giáo dục với trường PTLC Olympia về đội ngũ giảng viên chương trình X-cel.
Đỗ Ngọc Tùng là cựu học sinh trường Olympia và đang là du học sinh ĐH Cincinaty. Có mặt trong hội thảo, Tùng chia sẻ kinh nghiệm bản thân để đạt được học bổng 48,000USD: “Trong thời gian theo học tại trường, các hoạt động ngoại khóa, các buổi phỏng vấn, khóa học viết luận của trường Olympia đã rèn luyện cho con những kỹ năng cần thiết để không bỡ ngỡ khi bước vào một môi trường giáo dục hoàn toàn khác Việt Nam như Mỹ.”
Chương trình X-cel của Olympia mang tới sự chuẩn bị sẵn sàng cho các em học sinh để nắm bắt cơ hội và sự thành công trong tương lai. Bắt đầu tuyển sinh cho khóa X-cel đầu tiên cho năm học 2014-2015 tới, lớp học Tài năng X-cel được hi vọng sẽ là bước tiến đột phá của trường PTLC Olympia trong việc đào tạo thế hệ học sinh ưu tú, không chỉ đào tạo cho kỳ thi tuyển sinh đầu vào Đại học mà còn đào tạo để các em có thể thành công ở bậc Đại học trong nước và quốc tế.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.