(HNM) - Bộ CA cho biết, chỉ tính riêng
Công tác tuyên truyền bảo đảm TTATGT cũng có nhiều nội dung, hình thức phong phú. Tại Hà Nội, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (CATP) đã có sáng kiến tuyên truyền bằng hình ảnh tại 15 nút giao thông trọng điểm, lắp hệ thống truyền thanh tại nút giao thông Phạm Hùng - Xuân Thủy phát nội dung nhắc nhở người tham gia giao thông tắt máy khi dừng xe, dừng xe đúng phần đường, không vượt đèn đỏ, đội mũ bảo hiểm. 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng CSGT toàn quốc đã cung cấp, hợp tác xây dựng gần 2.000 tin bài tuyên truyền về TTATGT đăng trên các báo, đài... Trong nhiều chuyên đề khác về giữ gìn ANTT, phòng chống tội phạm, tệ nạn, công tác tuyên truyền cũng được tổ chức khá rầm rộ, hình thức đa dạng.
Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) kiểm tra và xử lý trường hợp vi phạm luật giao thông. Ảnh: Bá Hoạt |
Theo đánh giá chung, công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, thu hút được sự quan tâm, tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn ANTT; nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, công tác tuyên truyền trong phòng chống tội phạm, tệ nạn mới chỉ đáp ứng về mặt hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Nhiều đơn vị, địa phương tổ chức các mô hình phòng chống tội phạm nhưng thiếu quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, đầu tư, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Cụ thể như trong tuyên truyền về TTATGT, có địa phương tổ chức cho nhân dân ký cam kết chấp hành TTATGT với những nội dung rất cụ thể như: Không đua xe và cổ vũ đua xe trái phép, đội mũ bảo hiểm, không lấn chiếm hành lang ATGT... Tuy nhiên, sau đó chính quyền, CA địa phương không giám sát, cũng không gắn trách nhiệm nên những bản cam kết đó trở thành vô nghĩa... Bên cạnh đó, nhiều cơ quan chức năng, chủ doanh nghiệp vận tải chưa làm tròn trách nhiệm; nội dung tuyên truyền trong trường học còn ít. Đại tá Trần Sơn Hà - Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt (Bộ CA) nhận xét, ý thức người tham gia giao thông mặc dù có được nâng lên nhưng rất chậm và 80% số vụ TNGT vẫn có nguyên nhân xuất phát từ ý thức người điều khiển phương tiện.
Một vấn đề nữa là, nhiều nội dung tuyên truyền chưa hấp dẫn, chưa đến được với đối tượng cần tuyên truyền. Đơn cử như tại một quận nội thành, khi tuyên truyền về phòng chống buôn bán người, Hội Phụ nữ lại tổ chức hội nghị, phát tờ rơi cho đối tượng là cán bộ hội, những phụ nữ có gia đình, việc làm ổn định, mức sống khá, có nhận thức cao... trong khi những phụ nữ tạm trú, lưu trú trên địa bàn (trong đó có nhiều người trẻ tuổi, học sinh, sinh viên), người có kinh tế khó khăn, gia cảnh éo le, thuộc nhóm có nguy cơ cao... lại không được tiếp cận thông tin. Bộ CA cũng thừa nhận, công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy còn dàn trải, chủ yếu vẫn là các hoạt động bề nổi, thiếu các chương trình tuyên truyền chuyên sâu và tập trung vào các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như thanh, thiếu niên sống lang thang. Nội dung phổ biến pháp luật, kỹ năng phòng ngừa ma túy còn mờ nhạt...
Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền bảo đảm TTATXH cần phải sớm khắc phục bệnh thành tích, hình thức. Công tác tuyên truyền đối với từng lĩnh vực, vấn đề phải xác định rõ đối tượng, qua đó tìm ra nội dung, cách thức tiếp cận thích hợp, tránh dàn trải, chạy theo số lượng đầu việc. Như thế tuyên truyền mới hiệu quả, vừa tác động tích cực tới TTATXH vừa bớt lãng phí...
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.