Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cần gì cho phòng tham vấn tâm lý học đường?

Thống Nhất| 25/07/2015 07:06

(HNM) - Báo Hànộimới ngày 18-7-2015 có bài



Để chia sẻ những giải pháp hiệu quả nhằm duy trì hoạt động phòng tham vấn tâm lý theo mục tiêu, Ban điều hành dự án đã tổ chức nhiều hoạt động để các trường cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Tại các cuộc sơ kết hằng quý, việc xây dựng phòng tham vấn ra sao, cần diện tích thế nào, những thiết bị gì, làm thế nào để duy trì hiệu quả phòng tham vấn là câu hỏi được quan tâm nhất. Sự quan tâm này bắt nguồn từ sự chuyển biến về nhận thức đối với một mô hình khá mới mẻ song lại vô cùng cần thiết trong trường học hiện đại.

PGS. TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, ĐH Sư phạm Hà Nội nhận định: Yêu cầu về phát triển môi trường nhà trường thân thiện, lành mạnh và an toàn trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Học sinh trong xã hội hiện đại bị tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố có tính chất đa chiều, vì thế, vai trò của nhà trường càng trở nên quan trọng. Một trong những cách thức để môi trường này phát huy được vai trò của nó là xây dựng môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển khỏe mạnh về tâm lý, giúp học sinh chủ động thích ứng với cuộc sống.

Khó có một công thức chung cho mô hình phòng tham vấn tâm lý, bởi điều kiện thực tế của mỗi nhà trường, ở từng địa bàn có khác nhau. Tuy nhiên, những yếu tố tối thiểu của một phòng tham vấn thì không thay đổi, cần có máy tính, điện thoại, bàn ghế, tủ sách tham khảo (gồm các đầu sách có nội dung phù hợp với lứa tuổi)… Ngoài ra, là đội ngũ cán bộ tham vấn. Điều khiến Ban giám hiệu các trường băn khoăn nhất khi triển khai là nên giao trọng trách này cho ai: Giáo viên hay là người ở ngoài nhà trường bởi họ không chỉ cần biết lắng nghe, có thể giúp học sinh tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, mà còn phải tạo được sự tin tưởng. Trường THCS Chu Văn An (Ba Đình) giao cho bí thư chi đoàn làm cán bộ tham vấn; Trường THCS Ngô Sỹ Liên nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia; Trường THPT Mỹ Đức C giao cho giáo viên kiêm nhiệm...

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Công tác học sinh - sinh viên, Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, nếu nhận thức đúng thì việc dành ra một phần diện tích cho công tác tham vấn không phải là quá khó. Điều quan trọng là làm sao thu hút học sinh chủ động giãi bày tâm tư tình cảm. Việc giao trọng trách tham vấn cho ai cũng không quá máy móc, mà phải tùy thuộc vào thực tế. Không nên đòi hỏi cán bộ tham vấn phải biết mọi thứ, điều cần thiết là sự tâm huyết, trách nhiệm và biết những quy tắc tối thiểu trong tham vấn, trong đó có việc bảo mật thông tin. Những điều này, trên thực tế đã đem lại tín hiệu tích cực.

"Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng" là dự án do Sở GD-ĐT Hà Nội và Tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam triển khai từ tháng 6-2014 đến tháng 11-2016 với sự tài trợ của Quỹ ủy thác của Liên hợp quốc.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần gì cho phòng tham vấn tâm lý học đường?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.