(HNMO) - Mặc dù rất bận rộn với những dự án âm nhạc gần đây, sau live show từ thiện “ Tự tình quê hương” được chị thực hiện để làm quà tặng cho khán giả, tiếp tục sau đó chị Tư tung ra 2 album liên tiếp là “Đến bao giờ anh biết” và “Gió lên” thuộc 2 dòng nhạc khác nhau. Đến thời điểm này thị trường âm nhạc và các khán giả yêu thích giọng hát của Cẩm Ly lại chuẩn bị được thưởng thức 10 bài hát trữ tình đăc sắc được chị kết hợp cùng ca sĩ Quốc Đại trong album “ Đừng nói xa nhau”.
10 bài hát trong album là 10 bài hát đã quá quen thuộc với những người yêu thích dòng nhạc những năm 1975 như: “Đừng nói xa nhau, Tình yêu trả lại trăng sao, Một lần giang dở, Duyên kiếp, hay Tình là sợi tơ”. Các bài hát một thời đã được những ca sĩ tên tuổi thể hiện rất thành công. Các bạn trẻ hiện giờ có thể biết đến những ca khúc trữ tình đặc sắc này nhưng có lẽ ít người có thể hiểu được rõ nguồn gốc cũng như thăng trầm của những ca khúc đã đi vào lịch sử này. Vào những năm 1954 - 1975 các ca khúc nhạc vàng thường được viết với giai điệu đơn giản và lời ca bình dân hơn. Nhiều bài hát của Lê Dinh, Châu Kỳ- Hoài Linh, Ngô Thụy Miên, Lam Phương, Anh Bằng được sáng tác với những chủ đề tình yêu, lính, quê hương thường được coi là dành cho tầng lớp bình dân, còn tình ca 1954-1975 là dòng nhạc được giới thanh niên, sinh viên yêu thích.
Năm 1964, Lê Định viết rất nhiều ca khúc trong số đó có bài “Tình yêu trả lại trăng sao”. Nhạc sĩ Lam Phương bắt đầu với “Chiều thu ấy” được viết năm 1952 và thành công ngay từ bước đầu tiên. Các giọng ca ăn khách thời đó như Bích Thủy, Ngọc Hà và Trọng Nghĩa đã truyền đạt qua làn sóng điện của đài phát thanh Pháp Á suốt mấy tháng liền. Được sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả và thân hữu, ông sáng tác ca khúc thứ hai “Trăng Thanh Bình”, lại thêm một thành công rực rỡ. Từ đó ông liên tục sáng tác thêm nhiều tác phẩm nổi tiếng khác: Cỏ Úa, Thành Phố Buồn, Duyên Kiếp, Phút Cuối.
Một số nhạc sĩ khác cũng viết các tình khúc nổi tiếng rất được ưa chuộng vào thời gian này và được thể hiện trong album “Đừng nói xa nhau” như Hàn Sinh với “Xin còn gọi nhau là cố nhân”, Hữu Thạnh với “Sương khói”, Anh Bằng với “Tình là sợi tơ”
Những tác phẩm được sáng tác trước 1975 là những tác phẩm phần đông mang đầy tính chất quê hương, làm cho ta khóc những khi xa nhà, là những câu ru ngọt ngào khi ta mỏi mệt, là những niềm an ủi khi ta nhớ đến người mẹ không còn nữa. Và những câu ru đó đã đưa ta vào giấc ngủ sau một ngày mệt nhọc, giúp cho ta tìm lại một chút thanh thản trong tâm hồn. Hay là những câu chuyện của lứa đôi hạnh phúc, những cuộc chia ly đầy xúc động.
Được biết đến với là một ca sĩ của dòng nhạc trẻ, thế nhưng Cẩm Ly lại đang rất thành công với dòng nhạc trữ tình. Với ngoại hình mới, khán giả bất ngờ trước sự trở lại đầy ngoạn mục của anh. Hình ảnh Quốc Đại đã đẹp lên khá nhiều và những ca khúc anh hát cũng đã bắt đầu tạo dấu ấn trong lòng khán giả trẻ yêu nhạc. Liên tục những Album hát cùng Cẩm Ly được khán giả đón nhận. Sự kết hợp với ca sĩ trẻ Quốc Đại lần này sẽ hứa hẹn nhiều thành công sau những ca khúc mà Quốc Đại và Cẩm Ly đã từng song ca trước đó.
Dòng nhạc của các ca sĩ trẻ Việt Nam hiện nay đang được lai hóa bởi phong cách phương Tây, có phần nào đó họ đã dần quên đi những ca khúc trữ tình, nhẹ nhàng và da diết này. Một lần nữa với giọng hát ngọt ngào, ấm áp và đậm chất Nam bộ, Cẩm Ly - Quốc Đại đã thể hiện thành công 10 ca khúc trong album “ Đừng nói xa nhau”. Bên cạnh đó Viettel cũng là nhà mạng được độc quyền nhạc chuông nhạc chờ của album này và sẽ được trung tâm Bến Thành Studio phát hành đĩa CD, tung ra thị trường.
+ Tải nhạc chờ: BH masobaihat gửi 1221 (dành cho thuê bao của Viettel)
|
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.