Khi tham gia phỏng vấn việc làm, không ít ứng viên gặp phải tình huống bị nhà tuyển dụng liên tục ngắt lời khi đang trình bày. Nếu ứng xử không khéo léo, bạn sẽ dễ dàng mất điểm và bị đánh rớt khỏi vòng phỏng vấn. Muốn xử lý tình huống trên thật bình tĩnh và khôn ngoan, bạn hãy bỏ túi những bí kíp sau đây.
Thấu hiểu lý do nhà tuyển dụng ngắt lời
Không phải ngẫu nhiên mà nhà tuyển dụng lại liên tục ngắt lời ứng viên trong các buổi phỏng vấn việc làm trực tuyến ở Đồng Nai hay trực tiếp ở bất kỳ nơi nào khác. Khi gặp phải tình huống này, trước hết bạn cần giữ bình tĩnh và tìm hiểu lý do đằng sau hành động đó. Thông thường nguyên nhân xuất phát từ một trong 2 điều dưới đây:
Nguyên nhân từ phía ứng viên: Câu trả lời của bạn có rườm rà và dài dòng quá chăng? Bạn có đang đi đúng vào trọng tâm câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn nghe không? Người phỏng vấn không thể dành quá nhiều thời gian để lắng nghe từng người, vì thế hãy điều chỉnh câu trả lời thật ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề sau khi bị ngắt lời.
Nguyên nhân từ phía nhà tuyển dụng: Để “bắt bài” tính cách ứng viên, một số nhà tuyển dụng không ngại “tung chiêu” khiếm nhã là liên tục ngắt lời khi ứng viên trình bày. Họ biết rằng hành động này sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và bộc lộ sự tức giận, thể hiện bản năng chân thật nhất trong tính cách. Lúc bấy giờ họ sẽ dễ dàng đánh giá phẩm chất của ứng viên hơn.
Nghĩ về hậu quả nếu hành động thiếu bình tĩnh
Thông qua lối cư xử thiếu bình tĩnh của bạn trong buổi phỏng vấn việc làm, nhà tuyển dụng sẽ nhận ra ngay bạn là người nóng vội, thậm chí nóng tính. Đây là cơ sở để họ thẳng tay loại bạn khỏi vòng phỏng vấn. Bạn không muốn đánh mất cơ hội việc làm quý giá phải không?
Mỉm cười và “thuận theo chiều gió”
Bạn không cần đôi co với người phỏng vấn và khăng khăng phải được trả lời hết câu hỏi. Nếu họ ngắt lời bạn và chuyển sang câu hỏi khác, bạn nên giữ nét mỉm cười và “thuận theo chiều gió” kết hợp “mượn nước, đẩy thuyền”. Nghĩa là bạn cứ thoải mái trả lời các câu hỏi tiếp theo và khéo léo lồng vào những ý mà bạn muốn trình bày trước đây nhưng chưa kịp nói đã bị ngắt lời. Hoặc bạn cũng có thể chủ động đảo ngược tình thế, đưa ra những câu trả lời lấp lửng để kích thích sự tò mò, đặt ra câu hỏi theo ý bạn. Lúc này bạn chỉ cần trả lời theo những gì đã chuẩn bị sẵn trong đầu là ổn.
Điềm tĩnh khi bị xoáy sâu vào vấn đề cá nhân
Nhà tuyển dụng không muốn nghe bạn nói về những kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến công việc. Thay vào đó họ liên tục ngắt lời và xoáy vào những câu hỏi đào sâu sự riêng tư như: Bạn đã kết hôn/có người yêu chưa? Bạn dự định khi nào lập gia đình? Bạn đã có con chưa? Bạn lập kế hoạch khi nào thì có con…
Những câu hỏi này có thể sẽ khiến bạn khó chịu nhưng đừng tỏ thái độ tiêu cực. Hãy điềm tĩnh và sẵn sàng “đương đầu”, thành thật chia sẻ một vài điều về cuộc sống cá nhân của bạn. Việc này còn có thể kéo gần khoảng cách giữa bạn và nhà tuyển dụng nữa đấy. Tuy nhiên, với những câu hỏi thiếu tế nhị, bạn hoàn toàn có quyền từ chối trả lời một cách lịch sự và đưa cuộc phỏng vấn trở về đúng trọng tâm của nó.
Đề nghị chấm dứt buổi phỏng vấn
Trong trường hợp bất đắc dĩ, bạn có thể đề nghị chấm dứt phỏng vấn để tránh xảy ra những tình huống xấu hơn. Đó là khi:
Lúc này bạn có thể thẳng thắn xin phép được ra về vì đã cung cấp hết những thông tin thiết yếu liên quan đến công việc. Tuy nhiên, bạn nên nói với giọng điệu nhẹ nhàng kèm thái độ nhã nhặn, đồng thời, đừng quên bắt tay và cảm ơn họ trước khi ra về.
Tham gia phỏng vấn việc làm không chỉ là đường đua khắc nghiệt để loại bỏ các ứng viên đáng gờm khác mà còn là cuộc thi “cân não” với nhà tuyển dụng. Biết trả lời xuất sắc và hành xử khéo léo mới có thể thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn. Với tình huống nhà tuyển dụng liên tục ngắt lời, bạn nên tham khảo các cách xử lý trên đây để ứng dụng vào thực tế thật tốt nhé.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.