Dù chỉ là một hạt bụi nhỏ trong mắt cũng có thể gây đau đớn dễ dẫn đến các vết trầy xước trên mắt (trầy xước giác mạc) hoặc nhiễm trùng mắt. Phương pháp xử lý đúng cách là điều cần thiết để giảm thiểu nguy cơ chấn thương mắt nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng.
Bạn cần có:
• Cốc uống nước
• Nước tinh khiết
• Xà phòng kháng khuẩn
Cách làm:
- Làm sạch cốc đựng nước và rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Rửa lại thật sạch dấu vết của xà phòng trong cốc.
- Cho đầy nước có nhiệt độ ấm vào cốc. Nước tinh khiết đóng chai là lý tưởng nhất, nhưng nếu không có sẵn, bạn có thể lấy nước từ trực tiếp từ vòi nước sau khi để xả ngoài một phút trước khi cho vào cốc để tránh các loại cặn trong đường ống.
- Đặt ly nước đầy trên một bề mặt phẳng. Cúi thấp mặt xuống miệng cốc, ngâm mắt bị bụi vào cốc nước.
- Chớp chớp mắt trong nước để làm trôi các hạt bụi. Thông thường, bạn phải mất từ 10 đến 20 giây để loại bỏ tất cả các hạt cát, nhưng bạn có thể phải rửa mắt đến 15 phút.
- Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng mắt trong 48 giờ sau khi cát, bụi được lấy ra bởi bất cứ lúc nào có một đối tượng lạ tiếp xúc với mắt, nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện. Những dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm đỏ mắt, sưng tấy, mắt đau hoặc khó chịu và chảy nước mắt.
Những gợi ý khi xử lý bụi trong mắt
• Lý tưởng nhất, một người thứ hai nên thực hiện bước 1 đến 3 bởi khi ấy, người bị bụi vào mắt có thể thấy rất khó chịu cực, đặc biệt nếu cả hai mắt đều bị ảnh hưởng.
• Nếu không có sẵn một chiếc cốc sạch, bạn có thể nghiêng đầu và đổ nước lên mắt bị dính bụi. Cố gắng tránh chớp mắt trong vài giây đầu xả nước.
• Nếu không có nước, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt.
• Trong trường hợp nước cũng không có sẵn, bạn nên tìm cách để làm mình chảy nước mắt. Mặc dù điều này sẽ dẫn đến sự khó chịu trong một khoảng thời gian dài nhưng cát, bụi sẽ trôi ra theo nước mắt. Các nguy cơ giác mạc bị trầy xước sẽ cao hơn nhiều nếu không có nước để rửa mắt của nạn nhân.
• Nếu mắt bị đỏ và không loại bỏ được vật thể lạ, nạn nhân cần phải đưa đi cấp cứu y tế. Ngoài ra, một người bị trầy xước giác mạc có thể cũng cảm thấy như có một đối tượng lạ trong mắt nên việc kiểm tra y tế là điều cần thiết để xác định thực tế tình hình.
• Tuyệt đối không nên dụi mắt bởi như vậy bạn đã vô tình kéo những cát, bụi qua lại trong mắt mắt, dẫn đến trầy xước bề mặt mắt hoặc giác mạc.
• Nếu sau khi xả nước mà nạn nhân vẫn cảm thấy như có đối tượng lạ trong mắt (ví như phản xạ muốn chớp mắt và chảy nước mắt), bạn có thể đã bị trầy xước giác mạc. Lúc đó nạn nhân cần nhắm mắt, dán băng gạc (nếu có) và đến cơ sở y tế ngay lập tức để được hỗ trợ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.