Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bùng phát xây dựng không phép

Hữu Hoài| 28/01/2015 06:29

(HNM) - Dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) đã mở ra cho nông dân Phúc Thọ nhiều cơ hội để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân. Song, vì những lý do khác nhau, nhiều công trình xây dựng trái phép đã


Qua kiểm tra công tác quản lý đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn, cơ quan chức năng huyện Phúc Thọ phát hiện 13 xã, thị trấn để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích. Trong số 176 trường hợp vi phạm, có 5 trường hợp lấn chiếm đất công, còn lại 171 trường hợp tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Ông Nguyễn Việt Liên, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ thừa nhận, việc chính quyền cơ sở buông lỏng công tác quản lý đã dẫn đến hàng loạt công trình xây dựng không phép "mọc" trên đất nông nghiệp.

Tình trạng xây dựng công trình trên đất nông nghiệp ở Phúc Thọ rất khó giải quyết.



Trước nhu cầu của người dân, UBND huyện Phúc Thọ xin ý kiến thành phố cho phép làm nhà tạm, chuồng trại theo mô hình kinh tế trang trại đối với diện tích đã được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp, cụ thể: Xây dựng không quá 20m2 đối với dự án từ 1.000m2 đến dưới 10.000m2; không quá 30m2 đối với dự án từ 10.000m2 đến dưới 21.000m2. Về chiều cao công trình xây dựng, không quá 4,5m.

Sau hai năm (2012-2013) triển khai thực hiện, huyện Phúc Thọ cơ bản hoàn thành DĐĐT gắn với việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, do việc chuyển đổi đất nông nghiệp ở một số vùng canh tác cây trồng không mấy thuận lợi nên nhiều hộ chuyển sang làm kinh tế trang trại. Điều đó dẫn đến tình trạng, hộ làm kinh tế trang trại tự phát xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để bảo vệ tài sản, công cụ, dụng cụ sản xuất, trồng cây lâu năm và chuồng trại chăn nuôi trên khu vực chuyển đổi.

Ông Nguyễn Việt Liên cho rằng, để xảy ra vi phạm là do công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền cơ sở chưa tốt, về phía nhân dân cũng chưa hiểu hết các quy định của pháp luật; công tác ngăn chặn, xử lý vi phạm của chính quyền cơ sở thiếu quyết liệt. Theo ông Liên, trong năm 2014, huyện đã xử lý được 2 trường hợp lấn chiếm đất công, 100 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Để chấn chỉnh các vi phạm còn lại, huyện Phúc Thọ chỉ đạo các xã phân loại xử lý theo hướng, đối với trường hợp tự chuyển đổi cơ cấu, nếu nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới, sau khi có hướng dẫn thủ tục lập dự án, phải rà soát tháo dỡ, giải tỏa phần diện tích xây dựng vượt hạn mức. Trường hợp cố tình vi phạm hoặc tái vi phạm, các xã lập hồ sơ đề nghị thu hồi đất theo Điều 64 Luật Đất đai 2013. Nếu vi phạm nằm ngoài quy hoạch, huyện sẽ chỉ đạo xử lý dứt điểm xong trước quý I-2015; đồng thời, tiếp tục thanh tra, kiểm tra công tác quản lý đất nông nghiệp sau DĐĐT, từ đó có biện pháp ngăn chặn, giải quyết khi phát hiện sai phạm…

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Bùng phát xây dựng không phép

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.