Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bóng chuyền nữ, sao mãi về nhì?

Nguyễn Lưu| 27/07/2011 07:31

(HNM) -Cách đây đúng 10 năm, những

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam (áo sẫm) trong một trận đấu. Ảnh: Hồ Ý


Về tầm vóc, dễ nhận thấy các đội BC nữ Đông Nam Á có nhiều thiệt thòi so với thế giới. Các cô gái BC Thái Lan và Việt Nam có chiều cao trung bình 1m74-1m75, trong khi đó, Trung Quốc hay Hàn Quốc vượt trội với chiều cao trung bình 1m82-1m85. Nhưng tại cúp châu Á 2009 tổ chức ở Cung Thể thao Quần Ngựa (Hà Nội), Thái Lan vô địch sau khi thắng tất cả đối thủ, trong đó có Nhật Bản với tay chuyền hai hay nhất thế giới Takeshita... Họ, những "chân ngắn" Thái Lan đã thắng đối thủ bằng thứ vũ khí gì?

Câu trả lời đã rõ, đó là lối đánh linh hoạt dựa trên nền tảng thể lực sung mãn và các cú đánh từ xa, đủ để không bị vô hiệu hóa bởi các "khủng long". Tay đánh Onuma cao 1m74 được nhận giải thưởng dành cho mũi tấn công xuất sắc nhất giải. Ba năm sau, tại cúp BC châu Á tổ chức ở Vĩnh Phúc, Thái Lan lại giành giải nhất sau khi vượt qua đội Thiên Tân (Trung Quốc) ở trận chung kết và đến lượt chủ công Wilavan cao 1m75 nhận danh hiệu cá nhân nói trên. Nếu quan sát kỹ đội hình Thái Lan suốt 10 năm qua, giới chuyên môn nhận thấy rất nhiều chủ công cừ khôi, từ Patcharee, Pyiamas ở thập kỷ 9 của TK XX đến những Wilavan, Onuma, Malika, Nasri… hiện giờ, số ấy nhiều hơn so với những phụ công được biết tiếng của họ. Còn Việt Nam thì sao?

Cũng ở TK trước, đội nữ của chúng ta từng có những chủ công nhận giải cá nhân trong các giải BC khu vực, đó là Nguyễn Thị Hương Giang (12), Trần Hiền (4) và Bùi Thị Huệ (14), sau đó, ở SEA Games 23 được tổ chức tại Philippines, Nguyễn Ngọc Hoa (9) đã xuất sắc lấy đến 3 giải cá nhân, trở thành niềm tự hào của BC Việt Nam. Tiếc là danh hiệu ấy lại gián tiếp làm chuyển hướng nhiều nhà quản lý BC, khiến họ muốn đầu tư và tìm kiếm những phụ công kiểu ấy để thành danh tại đấu trường khu vực. Đó có thể là một sự nhầm lẫn tai hại. Vì thế, hiện tại, ĐTVN đang rơi vào hoàn cảnh dư thừa phụ công nhưng lại thiếu chủ công.

Hiện nay, HLV người Trung Quốc có các mũi đánh nhanh Kim Huệ, Ngọc Hoa, Trà Giang, Thu Trang, Thu Hòa, trong khi chỉ còn cặp chủ công Phạm Yến, Đỗ Thị Minh là đáng tin cậy. Với lực lượng ấy, ở các cuộc đấu vừa qua, ĐTVN thường đánh theo tư duy nào?

Họ cố gắng chơi nhanh, thường tranh thủ dứt điểm ở vị trí số 2 bằng các phụ công, trong đó Kim Huệ tỏ ra hiệu quả nhất. Ngoài "chiêu tủ" ấy ra,  ĐTVN không có các quả đánh từ xa, là thứ vũ khí giúp họ vượt qua tầm chắn của đối thủ - đa số cao hơn họ khá nhiều. Nếu bị bắt bài, kiểu như lúc Kim Huệ bị đeo bám kỹ, dấu hiệu bất lực xuất hiện. Điều đáng lo nữa là việc tổ chức chắn bóng của các nữ tuyển thủ Việt Nam trước những quả đánh nhanh lại rất kém, vì thế, gặp đối thủ mạnh là khó khăn ngay. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điểm yếu chí mạng, theo chúng tôi là việc quá tin dùng các cựu cầu thủ vào những vị trí huấn luyện mà bỏ qua các nhà chuyên môn thực sự có tầm hiểu biết, như cái cách mà thế giới vẫn làm khi xây dựng các đội tuyển.

10 năm tái hội nhập, đầu tư không thiếu tiền bạc song nếu không sớm thay đổi tư duy thì ĐTVN trước sau vẫn chỉ dừng ở ngôi vị thứ hai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bóng chuyền nữ, sao mãi về nhì?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.