Mặc dù xuất hiện trên thị trường xe máy Việt Nam từ những năm 1950 nhưng Vespa chưa bao giờ được xem là mẫu xe lỗi thời.
Tuy nhiên, để có được chiếc Vespa mới như ý, hợp túi tiền không phải ai cũng làm được. Hơn nữa, mỗi năm dòng Piaggio lại gia nhập thêm thành viên mới, chỉ khác nhau về màu sắc và một số thiết kế đơn giản, không khác là mấy so với những chiếc xe cũ. Vậy tại sao bạn không chọn mua xe cũ để chạy, vừa tiết kiệm thêm chi phí mua xe, khi muốn đổi xe khác, thanh lý Vespa lại không bị lỗ quá nhiều.
Chọn xe Vespa cũ là ý tưởng hay và hiện nay, mua xe Vespa cũ trên Chú Gióng là phương án tiết kiệm chi phí hiệu quả, nhanh chóng và uy tín nhất dành cho bạn. Tuy nhiên, không phải xe cũ nào cũng tốt. Để tránh trường hợp mua nhầm xe “nát”, trước khi đặt mua xe Vespa, bạn lưu ý một vài kinh nghiệm của Chú Gióng dưới đây!
Tiền nào của nấy
Lang thang trên web chugiong.com, thấy có rất nhiều thông tin bán xe Vespa giá cao, nhưng cũng có một vài tin bán xe máy giá thấp. Giá thấp luôn được người mua chú ý hơn, tìm hiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, ngoài trường hợp người bán cần bán gấp, thì còn trường hợp xe đã bị thay thế nhiều phụ tùng, qua nhiều lần sửa chữa.
Nếu bạn thấy hợp túi tiền, muốn mua thì tốt nhất, khi đi xem xe, nhớ dẫn thêm người nào đó có kinh nghiệm mua bán xe máy đi cùng. Họ sẽ có những nhận xét hữu ích cho bạn, tránh trường hợp mới mua về chưa kịp chạy lần nào đã phải mang đi sửa.
Đừng thấy những chiếc xe giá rẻ mà ham, vì chúng không thể nào đảm bảo được về chất lượng sau đó! Cẩn thận vẫn tốt hơn!
Kiểm tra tổng thể, kỹ càng từng chi tiết
Đa số xe Vespa nhập về Việt Nam đều được hãng gia cố lại phần khung xe. Chính vì thế, khi bạn kiểm tra xe, hãy quan sát thật kỹ phần khung xe, dè, sườn, nhất các mối nối với khung sườn nhé!
Theo kinh nghiệm mua bán Vespa cũ, một chiếc xe tốt thì hệ thống khung sườn luôn đồng bộ với nhau. Chính vì thế, bạn nên kiểm tra số khung và số máy xem có khác nhau không. Số máy nằm ở dưới cùng lốc máy, gần chỗ gắn dây côn và mâm côn, còn số khung nằm ở dưới cốp trái nhé!
Cũng đừng quên kiểm tra dưới thân xe, chân chống, xem có bị gỉ không? Còn chắc chắn không, có bị biến dạng không… để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
Nếu chân chống không dính gỉ sét hay có biểu hiện lỏng lẻo, thì bạn dựng chân chống xe lên và đứng lùi xa 3 mét để xem xe có mất cân đối, bị nghiêng hay lệch không. Sau đó, để kiểm tra tính đàn hồi của lò xo trên yên, bạn ngồi lên yên rồi nhún thử nhiều lần.
Kiểm tra xem cổ phốt, tay lái và đèn xe
3 bộ phận này bạn cũng đừng bỏ quên. Hãy chắc chắn là cổ phốt không bị bẩn, tay lái và đèn xe vẫn vận hành ổn định.
Đừng quên vành và lốp xe
Nếu vành xe có dấu hiệu bị đảo chứng tỏ trước đó xe đã có va chạm. Khi bạn lên ngồi thử, kiểm tra độ nhún của xe mà bộ giảm xóc phát ra tiếng kêu thì Chú Gióng khuyên bạn không nên mua lại chiếc xe đó. Bởi nếu có mua, bạn sẽ mất thêm một khoản phí nâng cấp xe, mà độ an toàn, chất lượng khó được đảm bảo.
Các chi tiết nhỏ như phanh, còi, nút bấm tắt máy, đèn hậu, ống xả, dzoăng cao su, nắp bình xăng... cũng đừng bỏ qua nhé!
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.