Theo dõi Báo Hànộimới trên

Blue Son La, cà phê Arabica ngon nhất của vùng cà phê đặc sản Sơn La

Nguyễn Mai| 22/03/2019 16:21

Ngày 22-3-2019, Phúc Sinh Group cho ra mắt sản phẩm Blue Son La, được lựa chọn từ những hạt cà phê Arabica ngon nhất của vùng cà phê đặc sản Sơn La.


Blue Son La với vị hơi chua, thanh khiết, nhẹ nhàng, hương thơm cam rừng và hậu vị ngọt mật ong, sẽ khiến người uống cảm thấy như hoa nở trên miệng. Sản phẩm được đóng gói sang trọng, đẹp mắt thích hợp làm món quà biếu tặng bạn bè, đối tác.

Với việc ra mắt sản phẩm Blue Son La, người tiêu dùng có cơ hội thưởng thức dòng cà phê đặc biệt (Specialty Coffee) Arabica. Đây cũng là lần đầu tiên người Việt Nam được mua cà phê Arabica với chất lượng hàng đầu thế giới, mà không phải là qua nhập khẩu.


Cà phê Arabica từ trước đến nay luôn có giá trị nhất trong các loại cà phê và được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Thế nhưng, ở Việt Nam loại cà phê này chưa được trồng phổ biến. Những nơi trồng nhiều cà phê Arabica phải kể đến Đà Lạt, Điện Biên, Quảng Trị và Sơn La. Trong đó, Sơn La hiện là tỉnh có sản lượng cà phê Arabica đứng thứ 2 Việt Nam. Tuy nhiên, người nông dân trồng cà phê ở Sơn La từng gặp nhiều khó khăn vì giống cây này khá “khó tính” và tại Sơn La lúc này chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư.

Năm 2017, Phúc Sinh Group đầu tư hơn 100 tỷ đồng để xây dựng nhà máy quy mô lớn. Với dây chuyền nhập khẩu từ Columbia cùng hệ thống xử lý nước thải hoạt động với công suất 200 m3/ngày đêm, Phúc Sinh mong muốn sản xuất các sản phẩm cà phê đạt chuẩn UTZ và BRC, là chuẩn chứng nhận toàn cầu bảo đảm sản xuất một cách có trách nhiệm, mang thương hiệu Sơn La.

Phúc Sinh Group cũng chú trọng việc hỗ trợ thông tin, nâng cao kiến thức về trồng cà phê cho người dân ở Sơn La, tạo điều kiện tốt nhất cho người nông dân yên tâm sản xuất. Ngoài ra, việc phát triển bền vững cũng là tiêu chí được Phúc Sinh ưu tiên. Với mong muốn phát triển nền nông nghiệp cà phê ở Việt Nam, Phúc Sinh tin rằng, phát triển bền vững là cần thiết để đưa thương hiệu cà phê Việt ra thế giới trong tương lai. Cam kết giá mua luôn cao hơn thị trường, cung cấp cho người dân kiến thức và hỗ trợ kỹ thuật để người dân canh tác, cải tạo đất đai, hạn chế ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên là những điều Phúc Sinh đã và đang cố gắng duy trì, phát huy.


Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, Phúc Sinh Group cũng chú trọng đến thị trường nội địa bằng các sản phẩm cà phê nguyên chất 100% đúng tiêu chí "From Farm to Cup". “Phúc Sinh luôn cung cấp sản phẩm cà phê xuyên suốt và đảm bảo chất lượng tốt nhất từ người trồng đến chế biến sản xuất, rang xay, đóng gói... để sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng ngon nhất” - ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group chia sẻ.

Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua Blue Son La và các sản phẩm của Phúc Sinh Group thông qua hệ thống coffee shop, siêu thị, website (www.kphucsinh.vn) - fanpage Facebook KCoffee (facebook.com/KcoffeePhucSinh) và website bán hàng trực tuyến Tiki.

Về Phúc Sinh Group

Phúc Sinh Group được thành lập vào năm 2001, là một trong những tập đoàn xuất khẩu nông sản hàng đầu Việt Nam, trong đó sản phẩm hồ tiêu đứng đầu thị trường Việt Nam, đứng trong tốp 8 nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam. Sản phẩm của Phúc Sinh Group đã xuất khẩu sang hơn 120 nước trên thế giới: Pháp, Đức, Italia, Mỹ, Nga, Australia, các nước vùng Trung Đông và châu Á…

BLUE SON LA giá 365.000/gói (454 gr)

Khách hàng có thể đặt hàng từ ngày hôm nay tại cskh@phucsinhconsumer.com

Từ ngày 25-3-2019, khách hàng có thể mua hàng trực tiếp tại hệ thống K-Shop tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, trên website www.tiki.vn; www.kphucsinh.vn

Danh sách K-Shop:

Tại TP Hồ Chí Minh:
+ 238-240 Võ Văn Kiệt, quận 1, TP Hồ Chí Minh
+ 61 đường 41, phường 6, quận 4, TP Hồ Chí Minh

Tại Hà Nội:
+ 37 Hàng Vải, Hàng Bồ, Hà Nội
+ 23-B12 Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội
+ Số 14-16 đường Núi Đôi, thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội.
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Blue Son La, cà phê Arabica ngon nhất của vùng cà phê đặc sản Sơn La

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.