Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bí mật của gia đình Hitler (Kỳ II)

VANKHANH| 11/05/2007 16:19

Báo chí Đức Quốc xã chưa bao giờ đưa tin về gia đình cũng như đời sống riêng tư của Quốc trưởng Hitler. Thế nhưng, sau khi phát xít đầu hàng thì lại có nhiều người bị bắt với tội danh là có mối quan hệ bà con với trùm Quốc xã. Trong số đó còn có cả hai người chị máu mủ thân thiết nhất với Hitler.

Báo chí Đức Quốc xã chưa bao giờ đưa tin về gia đình cũng như đời sống riêng tư của Quốc trưởng Hitler. Thế nhưng, sau khi phát xít đầu hàng thì lại có nhiều người bị bắt với tội danh là có mối quan hệ bà con với trùm Quốc xã. Trong số đó còn có cả hai người chị máu mủ thân thiết nhất với Hitler.

Nước Đức vào những ngày cuối cùng của Thế chiến thứ hai, Hitler và vợ tự sát, tàn dư phát xít chuẩn bị đầu hàng, quân đồng minh lên kế hoạch tiếp quản Berlin.

Adjutant Julius Schaub, một thành viên đảng Đức Quốc xã (NSDAP), theo mệnh lệnh cuối cùng của ông trùm phải phá hủy toàn bộ tất cả hồ sơ liên quan đến cuộc đời cũng như những bí mật về gia đình Hitler, đang được lưu trữ ở Munich.

Tuy nhiên sau đó, quân đồng minh Mỹ đã phát hiện ra một số tài liệu liên quan đến những bí mật cuả Hitler tại tổng hành dinh đảng NSDAP ở Munich. Trong đó bao gồm tài liệu về việc trùm phát xít ra lệnh thủ tiêu người chị bà con bệnh thần kinh của mình, và những điều về gia đình Hitler chưa bao giờ được công bố.

Tình cảm của hai người chị...

Tháng 5/1945, cơ quan tình báo Mỹ tìm thấy dấu vết hai người thân nhất trong gia đình Hitler: chị ruột Paula Hitler và người chị cùng mẹ khác cha Angela Raubal.

Trong lúc Berlin đang bị quân đồng minh xiết chặt vòng vây, thì nhân viên bộ phận an ninh tình báo Đức Quốc xã theo lệnh của quốc trưởng bí mật đưa Paula (lúc đó đang ở Weiten, miền Nam nước Áo) và Angela (đang ở Dressden) xuống Berchtesgaden lánh nạn. Cả hai còn được nhận 100 ngàn DM tiền trợ cấp của ông trùm.

Nhân viên cơ quan tình báo Hoa Kỳ George Allen Paula đã tìm gặp Paula tại nơi cô đang lánh nạn. Paula mở đầu câu chuyện bằng một kỷ niệm đẹp với người em trai: "Năm 1921 tại Wien, Hitler bất ngờ xuất hiện trước mặt chúng tôi. Tôi không thể tin đó là sự thật, vì sau cái chết của mẹ (năm 1908) tôi chẳng còn nhận được tin tức gì về cậu ấy cả".

Cho đến giờ, cô vẫn còn nhớ về thói quen ăn uống cuả Hitler. "Cậu ấy dường như không bao giờ ăn nhiều những thứ được làm từ thịt”. Paula cho biết, sau lần gặp gỡ đó, mỗi năm cô chỉ gặp được Hitler một lần, ở Munich, Nürnberg, Berlin và Wien, lần cuối cùng là vào năm 1941. Khi kể về những năm cuối cùng và cái chết của Hitler thì cô bắt đầu bật khóc “đó thực sự là một điều kinh khủng đối với bản thân tôi”.

Năm 1934, năm ngày sau khi cuộc đảo chính chính quyền đầu tiên của Hitler thất bại, nông trại gia đình trùm phát xít ở Áo đã bị cho khám xét toàn bộ. Người anh họ Hitler, cũng là chủ nhân của nông trại bị tạm giam giữ trong vòng 6 tuần vì cảnh sát tìm thấy súng trường, dụng cụ quân sự và một số tài liệu của phe đảo chính.

Vào thời điểm đó, chị gái Hitler Paula không có mặt ở nhà. Sau đó Paula đã phát biểu phản ứng lại một cách mạnh mẽ hành động khám xét nhà của chính phủ, xem đó là một hành động phi lí và trái pháp luật. “Rồi các ông sẽ thấy câu trả lời của em trai chúng tôi khi nó biết những việc làm sai trái này”. Thế nhưng trái lại với sự mong đợi của mình, Hitler qua điện thoại lại khuyên Paula phải bình tĩnh, đừng nóng vội và tốt hơn là không nên ra ngoài.

Trong lá thư gửi cho một người bạn, Paula tâm sự rằng: "Hitler, em trai tôi luôn đảm bảo sự an toàn cao nhất trong gia đình. Cậu ta không cho bất kỳ ai tự tiết lộ thân phận".

Paula sau đó theo nguyện vọng của Hitler cũng đã giấu tên thật của mình. Năm 1936, Hitler mời cô đến xem một trận thi đấu Olympic ở Garmisch và đề nghị cô nên lấy họ tên khác để đảm bảo an toàn. Paula đã nghe theo, từ đó về sau trong giấy tờ khai cô luôn ghi là Paula Wolf thay vì Paula Hitler cho đến lúc qua đời năm 1960.

...hay chỉ là lợi dụng?

Năm 1931, một sự việc xảy ra trở thành câu hỏi lớn trong giới truyền thông: cháu gái ngài Quốc trưởng, con gái của Angela, tự sát bằng súng lục. Trả lời bảng hỏi cung của cơ quan tình báo Mỹ sau thế chiến, Angela thừa nhận: "Tôi thật sự không hiểu được tại sao lúc đó con mình lại hành động ngu ngốc như vậy. Có thể đây chỉ là một tai nạn ngoài ý muốn. Nó đã lỡ tay bắn mình trong khi đang đùa giỡn với khẩu súng?

Một số nhà tâm lí học cộng tác với cơ quan tình báo Mỹ thực hiện việc hỏi cung đã sơ lược tính cách người chị cùng mẹ khác cha với trùm phát xít như sau: "Một người phụ nữ không có sự hiểu biết về tâm lí. Cô ta dường như ngạc nhiên trước sự nghiệp thăng tiến của người em trai, thế nhưng hoàn toàn không có hứng thú chú tâm sâu vào đó. Trong mắt Angela, Hitler luôn chỉ là một cậu em nhỏ".

Một chi tiết nữa rất đáng quan tâm là việc Angela nghĩ rằng Hitler, cậu em trai cùng mẹ khác cha với mình chỉ là một nạn nhân của số phận. Hitler không nên bị coi là người gieo giắc tội ác và đau khổ cho mọi người?

Các nhà tâm lý kết luận rằng: trong con người của Angela không thể tồn tại song song hai hình ảnh của Hitler. Một là hình ảnh cậu em nhỏ, hai là hình ảnh của tên trùm phát xít giết người không gớm tay. Đối mặt với những sự thật đang phơi bày trước mắt, Angela chỉ còn biết dựa vào hai chữ “số phận” để giải thích những câu hỏi trong lương tâm mình.

Trên thực tế cả Paula và Angela đều có ý định tận dụng mối quan hệ gần gũi của mình với ông trùm để tạo ra lợi nhuận. Năm 1941, Angela ký hợp đồng với nhà xuất bản về quyền được kể và ghi chép lại những sự kiện cũng như những kỷ niệm với quốc trưởng. Số tiền bản quyền mà Angela thu được vào khoảng 20 ngàn DM. Sau đó nhà xuất bản với hình tượng Hitler qua tựa sách “Cuộc chiến đấu của tôi” (Mein Kampf) đã thu lại được hàng triệu DM tiền lời.

Trong khoảng thời gian đó Paula cũng đang chuẩn bị tiến hành một hợp đồng có giá trị trong vòng 5 năm với nhà xuất bản, nhằm đưa những mẩu chuyện “thâm cung bí sử” của người em trai nổi tiếng và gia đình lên trang báo.

Thế nhưng về sau vì một lí do nào đó, bất chấp sự khiếu nại từ phía các nhà viết sách, Paula quyết định không tiếp tục cuộc thương thảo, giữ kín bí mật cho Hitler. Sau sự kiện trên, Paula được cơ quan tình báo Đức Quốc xã gửi thư khen ngợi và được tặng nhiều quà tặng khác.

Paula Hitler chiến đấu vì danh dự cũng như quyền thừa kế của em trai mình cho đến hơi thở cuối cùng. Trước khi qua đời năm 1960, Paula cũng đã thành công khi được toà án trao cho giấy chứng nhận kế thừa tài sản của em trai. Giấy tờ ghi rõ, người có tư cách pháp lý sau Paula kế thừa Hitler là con trai và con gái của Leo Raubal. Thế nhưng cả hai đều tỏ ra không quan tâm đến vinh dự này, họ từ chối trả lời những câu hỏi về gia đình nổi tiếng của mình.

Trương Minh/VNN
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Bí mật của gia đình Hitler (Kỳ II)

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.