Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bắt đầu từ đâu?

Thu Hằng| 14/09/2011 07:19

(HNM) - Nhận thức và hiểu biết về pháp luật của nông dân (ND) được thông suốt sẽ góp phần hạn chế mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở, giảm đơn, thư khiếu nại, tố cáo (KNTC), giữ ổn định an ninh nông thôn.


Qua báo cáo của Hội ND Hà Nội cho thấy: Tình trạng ND khiếu kiện đông người thời gian gần đây có biểu hiện phức tạp hơn ở nhiều địa phương, nhất là các xã ven đô. Khoảng 80% số vụ việc KNTC liên quan đến vấn đề đất đai. Nhiều vụ việc khiếu kiện kéo dài, một số vụ việc do nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa nắm vững pháp luật nên cố tình kiện cáo gây mất trật tự xã hội. Chủ tịch Hội ND Hà Nội Trịnh Thế Khiết cho biết, thực hiện Chỉ thị số 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ "Về việc tạo điều kiện để Hội ND các cấp tham gia giải quyết KNTC của ND", các cấp Hội ND Hà Nội đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt công tác TTPBGDPL giúp cán bộ, HVND nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật. Các hình thức và nội dung tuyên truyền bước đầu đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, HVND ở cơ sở; đội ngũ làm công tác TTPBGDPL ở cơ sở được trang bị kỹ năng, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cơ bản, thực hiện tốt vai trò làm cầu nối đưa pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân.

Một số cơ sở hội đã tích cực và khéo giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân tạo dư luận tốt trong cộng đồng, như Hội ND phường Viên Sơn (Sơn Tây); Hội ND xã Liên Bạt (Ứng Hòa); Hội ND xã Đặng Xá (Gia Lâm); Hội ND phường La Khê (Hà Đông); Hội ND xã Thụy An (Ba Vì)... Ông Vũ Hữu Trưng, Phó Chủ tịch Hội ND huyện Phúc Thọ cho biết: Để hạn chế tối đa đơn, thư KNTC, giải pháp quan trọng nhất được các cấp hội ND trong huyện chọn triển khai đó là thực hiện tốt công tác TTPBGDPL cho ND. Từ năm 2001 đến nay, Hội ND huyện đã phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tổ chức 68 lớp TTPBGDPL cho gần 8.000 lượt cán bộ, hội viên ND. Ngoài ra, các cấp Hội còn tổ chức hàng trăm buổi TTPBGDPL cho ND thông qua sinh hoạt chi, tổ hội; tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở; qua các hội thi. Tại tọa đàm, huyện Đan Phượng đã nêu kinh nghiệm tổ chức tốt nội dung TTPBGDPL cho HVND. Nội dung TTPBGDPL được lựa chọn, phù hợp với từng đối tượng. Không chỉ tuyên truyền trực tiếp, Đan Phượng còn TTPBGDPL lồng ghép thông qua công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư, hòa giải ở cơ sở và tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho HVND. Theo đó, nhận thức về pháp luật của ND cơ bản được nâng lên, giảm đơn, thư KNTC.

Hạn chế cần khắc phục

Tuy nhiên, công tác TTPBGDPL cho cán bộ, HVND trên địa bàn TP vẫn còn một số tồn tại, chưa được chính quyền các cấp quan tâm; nội dung nghèo nàn, việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của ND ở một số cơ sở hội chưa kịp thời; cán bộ làm công tác này ở cơ sở chưa được đào tạo bài bản, lại kiêm nhiệm; kinh phí, tài liệu pháp luật, điều kiện vật chất cần thiết phục vụ còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cho rằng các cấp ủy Đảng, chính quyền từ TP đến cơ sở cần tăng cường chỉ đạo tạo ra nhận thức đồng bộ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác TTPBGDPL, coi đây là nhiệm vụ chính trị thực hiện liên tục trong giai đoạn hiện nay; đồng thời tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu pháp luật cho công tác TTPBGDPL. Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội ND huyện Ba Vì cho rằng, theo Thông tư số 44/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm thực hiện Chỉ thị số 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kinh phí bảo đảm hoạt động thực hiện Chỉ thị số 26 của Hội ND các cấp (tỉnh, huyện và xã) thuộc địa phương do ngân sách cùng cấp bảo đảm. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 3 năm, Thông tư 44 có hiệu lực, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 26 ở cấp quận, huyện, thị xã và cơ sở chưa có kinh phí hoạt động. Đây là trở ngại lớn nhất cho việc thực hiện Chỉ thị 26 nói chung và công tác TTPBGDPL nói riêng. Đại biểu Nguyễn Đức Nhuận, Chủ tịch Hội ND xã Thụy An (Ba Vì) đề nghị, thời gian tới cấp ủy, chính quyền và Hội ND các cấp cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở; đẩy mạnh công tác xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn để có nguồn văn bản cho các hòa giải viên tham khảo.

Để nâng cao chất lượng công tác TTPBGDPL cho HVND, các đại biểu kiến nghị, các cấp Hội cần biên soạn nội dung tuyên truyền ngắn gọn, trọng tâm để tuyên truyền có hiệu quả. Quan trọng nhất là đào tạo một đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt từ cơ sở - lực lượng này sẽ thường xuyên TTPBGDPL cho HVND góp phần nâng cao hiểu biết về pháp luật, hạn chế khiếu kiện, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bắt đầu từ đâu?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.