(HNM) - Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho biết, vùng biển Việt Nam hiện có hơn 1,1 triệu cây số vuông rạn san hô với khoảng 310 loài khác nhau và vùng có mật độ phân bố nhiều nhất là miền Trung. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang bị khai thác quá mức. Tình trạng hủy diệt san hô nhiều đến nỗi có nhà khoa học đã cảnh báo khoảng 20 năm nữa san hô sẽ không còn ở vùng biển Việt Nam.
(HNM) - Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho biết, vùng biển Việt Nam hiện có hơn 1,1 triệu cây số vuông rạn san hô với khoảng 310 loài khác nhau và vùng có mật độ phân bố nhiều nhất là miền Trung. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang bị khai thác quá mức. Tình trạng hủy diệt san hô nhiều đến nỗi có nhà khoa học đã cảnh báo khoảng 20 năm nữa san hô sẽ không còn ở vùng biển Việt
Cù lao Chàm. Ảnh: Viết Thành |
Theo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo, 60% thuộc loại thấp, 17% còn tốt và chỉ có 3% rất tốt. Rạn san hô như rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển, sống gắn bó với các vùng có san hô là trên 2.000 loài sinh vật đáy và cá, trong đó có khoảng hơn 400 loài cá san hô và nhiều đặc hải sản. Đây là nguồn lợi sinh vật rất quý có thể khai thác hạn định. Ngoài ra, tác dụng của san hô đối với việc chữa những căn bệnh về xương, mắt... đã được các nhà khoa học khẳng định.
Những cuộc điều tra thực địa của Viện Hải dương học Việt
Trong vai khách du lịch, người viết bài dễ dàng tiếp cận với những người bán san hô ngay tại cổng Viện Hải dương học Nha Trang. San hô không được bán công khai do có lệnh cấm nhưng chỉ sau vài câu thăm hỏi, khách có thể mua cả những loài san hô đỏ rất quý mà hầu như không gặp trở ngại nào. Những người bán mặt hàng này cho biết, nghề chính của họ là bán các loại thuốc từ hải sản biển và bán san hô để kiếm thêm. Họ không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tại chỗ, mà còn cung cấp cho các nhà buôn san hô mỹ nghệ ở TP Hồ Chí Minh.
Những năm qua, không phải chính quyền các cấp không quan tâm đến việc bảo vệ các rạn san hô, nhưng giải pháp chủ yếu vẫn chỉ là tuyên truyền hoặc khoanh vùng bảo vệ những khu vực có rạn san hô quý. Nhưng càng cấm thì dường như tình trạng hủy diệt san hô cũng không vì thế mà được cải thiện, trong khi nhiều người biết rõ rằng biển Việt
Các rạn san hô của Việt
Do quá xa bờ nên các rạn san hô quanh quần đảo Trường Sa có lẽ là nơi duy nhất ở nước ta chưa bị tàn phá. Theo nghiên cứu gần đây của TS Nguyễn Huy Yết (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), san hô ở Trường Sa có 289 loài, trong đó có nhiều loài thuộc diện riêng có ở Việt Nam. Nhưng ai dám chắc rằng khi một ngày không xa, những báu vật của biển ấy lại không bị xâm hại khi công nghệ khai thác thủy sản đang ngày càng tiến bộ và nguồn lợi từ san hô mang lại ngày một nhiều hơn!
Liệu chúng ta có "lực bất tòng tâm", thờ ơ trước thực trạng nêu trên?
Trà My
Không chỉ riêng các rạn san hô mới đứng trước nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng, thậm chí hủy diệt, hàng trăm loài động, thực vật cũng đứng trước tình cảnh tương tự. Nếu như Sách đỏ Việt Nam 1996 mới công bố có 359 loài động vật, 356 loài thực vật thì đến nay đã có 418 loài động vật, 464 loài động vậtxếp vào diện bị đe dọa nghiêm trọng. Đối với thực vật, điều trước đây chưa hề xảy ra thì đến nay lan hài Việt Nguồn: GS Đặng Ngọc Thanh - Chủ nhiệm Đề án Sách đỏ Việt Nam 2007 |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.