Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bài 2: Tạo bước đột phá trong công tác cán bộ

Lê Hoàn| 24/02/2012 06:33

(HNM) - Thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TƯ về


+ Thưa đồng chí, trong nghị quyết, TƯ đặt ra ba nội dung cấp bách, cần phải tạo chuyển biến. Với vai trò của mình, Ban Tổ chức sẽ đề xuất những giải pháp nào để Hà Nội thực hiện được yêu cầu đó?

- Ba nội dung cấp bách mà Nghị quyết 12-NQ/TƯ nêu lên cũng là những vấn đề Thành ủy Hà Nội đã chủ động xây dựng trong Chương trình số 01-CTr/TU về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên (ĐV); năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội các cấp giai đoạn 2011-2015”. Đây là chương trình trọng yếu trong 9 chương trình công tác của Thành ủy nhiệm kỳ XV. Nhiệm vụ nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy được đề cập một cách thẳng thắn.

Từ yêu cầu Nghị quyết 12-NQ/TƯ đặt ra, chúng tôi sẽ tham mưu cho Thành ủy thực hiện đồng bộ các giải pháp. Thứ nhất: tiếp tục xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng (TCĐ) ở các loại hình. Đồng thời phải tập trung củng cố, sắp xếp mô hình TCĐ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể CT-XH trên địa bàn dân cư 577 xã, phường, thị trấn. Trước mắt, Ban tập trung tham mưu với BTV Thành ủy ban hành nghị quyết về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp (DN) ngoài khu vực nhà nước giai đoạn 2012-2020”. DN khu vực ngoài nhà nước đang phát triển rất mạnh, đóng góp tích cực cho ngân sách TP, nhưng mới có hơn 630 TCĐ.

Thứ hai, chúng tôi tham mưu cho Thành ủy nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ cơ sở, đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt, đề cao vai trò cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy. Chi bộ phải là nơi đầu tiên phát hiện, ngăn chặn và xem xét xử lý vi phạm về pháp luật, phẩm chất, đạo đức, lối sống, các biểu hiện suy thoái của CB, ĐV.

Thứ ba là tiếp tục đổi mới công tác CB.

+ Trước nay, Hà Nội rất chú trọng công tác CB, với việc thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TƯ có điều gì khác biệt?

- Để đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ CB, ĐV đòi hỏi công tác CB phải đổi mới mạnh mẽ. Hơn nữa, tinh thần đổi mới theo Nghị quyết 12-NQ/TƯ được thể hiện ở hai phương diện: Nâng cao chất lượng đội ngũ CB, tạo chuyển biến trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định, tạo bước đột phá các khâu từ đánh giá, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, sử dụng và thực hiện chính sách CB.

Vừa qua, TP đã thí điểm thành công việc tuyển chọn lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, được dư luận đánh giá cao. Hình thức này bảo đảm tính công khai, dân chủ, khoa học và hiệu quả. Tới đây, chúng tôi tiếp tục tham mưu cho Thành ủy xây dựng một số quy chế, quy định có tính đặc thù của Hà Nội như Quy chế thí điểm tuyển chọn một số chức danh lãnh đạo (các phòng, ban) của các sở, ngành; Quy định chế độ, trách nhiệm của tập thể cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện tốt nội dung cấp bách thứ ba của Nghị quyết 12-NQ/TƯ: “Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị” và hoàn thiện hệ thống các quy định về tiêu chuẩn chức danh CB trong từng loại hình cơ quan, đơn vị.

Tham mưu với Thành ủy tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng CB trẻ, CB nữ; tập trung triển khai thực hiện Đề án đào tạo 1.000 CB nguồn nhằm thực hiện quyết tâm của TP chăm lo, xây dựng nguồn CB của Thủ đô cho 20-30 năm sau. Đến nay đã khai giảng được hai lớp đào tạo CB nguồn làm công tác kiểm tra và tuyên giáo, tháng 3-2012 sẽ khai giảng lớp đào tạo CB nguồn làm công tác tổ chức, đồng thời chuẩn bị triển khai các lớp đào tạo CB nguồn làm công tác Đảng, đoàn thể và 500 CB nguồn chủ chốt xã, phường, thị trấn…

+ Nghị quyết cũng chỉ rõ, đánh giá CB vẫn còn là khâu yếu. Với Đảng bộ TP Hà Nội, khâu này có như vậy không?

- Việc đánh giá CB có ý nghĩa rất quan trọng, đây là tiền đề bảo đảm cho việc sử dụng đúng CB, tuy vậy công tác đánh giá CB có nơi vẫn còn hình thức, chưa khắc phục tình trạng nể nang, né tránh. Đánh giá CB hời hợt, chiếu lệ, không chỉ ra được mặt mạnh, mặt yếu của từng người, thậm chí đánh giá sai là rất nguy hại. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy, chúng tôi đang nghiên cứu để tham mưu BTV Thành ủy cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn của TƯ thành các tiêu chí đánh giá cụ thể. Phương châm tiến hành là không đưa ra quá nhiều tiêu chí mà tập trung đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; đánh giá phẩm chất, đạo đức, lối sống; uy tín, năng lực thực tiễn và khả năng tập hợp của CB. Trước mắt, chúng tôi đề xuất áp dụng với CB chủ chốt thuộc diện BTV Thành ủy; BTV các quận, huyện, thị ủy quản lý và cấp trưởng một số sở, ngành, ở một số lĩnh vực nhạy cảm... TP sẽ mở rộng đối tượng tham gia đánh giá CB, tăng cường cơ chế giám sát của quần chúng với CB. Ban đã lập kế hoạch phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy xây dựng Quy chế lấy ý kiến quần chúng đánh giá các bộ. Quan điểm của lãnh đạo TP là định kỳ tiến hành đánh giá CB, nếu CB không hoàn thành nhiệm vụ sẽ tiến hành kiểm điểm rút kinh nghiệm, nhưng đến lần đánh giá tiếp theo mà vẫn còn tồn tại, hạn chế thì sẽ xem xét để điều chuyển, thay thế, không chờ đến hết nhiệm kỳ.

Đổi mới công tác CB trước hết là phải nhằm khắc phục sự chậm trễ, trì trệ trong bộ máy và đội ngũ cán bộ từ TP đến cơ sở. Thực tế công tác CB những năm qua cho thấy đối với một số địa phương, đơn vị gặp khó khăn, nếu kịp thời tìm được CB tốt thay thế thì có thể ghi nhận được ngay những chuyển biến tích cực ở địa phương, đơn vị đó.

+ Tự phê bình và phê bình được coi là phương thuốc phòng ngừa sai phạm, giúp TCĐ vững mạnh, đồng chí có nghĩ như vậy?


- Tự phê bình và phê bình là giải pháp quan trọng hàng đầu trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Có thể coi đây là “phương thuốc phòng ngừa” rất hữu hiệu. Vì vậy, Ban sẽ tham mưu với Thành ủy tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức, tính tự giác của CB, ĐV. Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành trên tinh thần “chống và xây”, “xây và chống”, thẳng thắn, chân tình, cởi mở, xây dựng giúp CB, ĐV nhận rõ những hạn chế, thiếu sót, tìm cách khắc phục. Coi tự phê bình và phê bình là việc làm thường xuyên, đồng bộ từ TP đến cơ sở; tránh cho khuyết điểm tích tụ quá lâu, không được phát hiện, ngăn chặn, sửa chữa kịp thời, nảy sinh phức tạp. Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu, của cán bộ chủ chốt có sức thuyết phục và lôi cuốn đặc biệt. Uy tín, vai trò của Đảng được thể hiện sống động qua việc làm của CB, ĐV.

+ Đảm nhận công việc liên quan đến CB, mà CB là con người, đòi hỏi cần có sự khách quan, công tâm và khoa học. Điều đó đòi hỏi cán bộ tổ chức cần thêm những tiêu chuẩn nào so với những ngành khác?

- Nghị quyết 12-NQ/TƯ đã chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay. Để tạo chuyển biến tích cực, rõ rệt trong công tác CB ở một Đảng bộ có quy mô và số lượng đảng viên (trên 34 vạn ĐV) lớn nhất cả nước như Hà Nội, đòi hỏi đội ngũ CB làm công tác tổ chức không chỉ giỏi nghiệp vụ mà phải có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng. Sau ĐH Đảng các cấp, chúng tôi đã triển khai kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chú trọng đến kỹ năng giải quyết công việc. Ban đang chuẩn bị mở lớp đào tạo 100 CB nguồn làm công tác tổ chức xây dựng Đảng để bổ sung thêm lực lượng. Cùng với bồi dưỡng nghiệp vụ, ngành đặc biệt quan tâm giáo dục CB giữ gìn phẩm chất đạo đức, trung thực, thẳng thắn, chủ động sáng tạo đề xuất những giải pháp, cách làm mới, hiệu quả… để giúp Thành ủy xây dựng đội ngũ CB, ĐV thực sự vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong tình hình mới.

+ Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Bài 2: Tạo bước đột phá trong công tác cán bộ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.