Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bác sĩ tại nhà: Hậu quả khi “lột da” để trị thâm, nám

ThS - Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành| 13/03/2023 07:26

(HNMCT) - Hỏi: Việc da mặt xuất hiện những vết thâm nám khiến tôi lo lắng, mất tự tin. Gần đây, tôi được nhiều người mách rằng, phương pháp “peel” da (lột da) để trị thâm nám tốt hơn so với việc bôi kem, mỹ phẩm. Xin hỏi bác sĩ, có nên thực hiện theo cách này? Nguyễn Thu Thủy (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Đáp: Lột da là phương pháp sử dụng các sản phẩm có tính axit hoặc tính bazơ để lột mặt, làm bong tróc bề mặt da và đào thải tế bào chết ở phía trên, cũng như lấy đi lớp da phía trên một cách dễ dàng... 

Lột da trị nám thực chất là lột hết một lớp đi để da mỏng hơn, xuất hiện lớp tế bào mới nên sẽ thấy da trắng hồng, mịn màng, đẹp. Chính vì thế, nhiều chị em tin dùng phương pháp này. Tuy nhiên, cần biết rằng hiện tượng "đẹp ảo" chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, khoảng 7 - 10 ngày và sau đó sẽ xuất hiện hàng loạt các vấn đề. 

Về nguyên tắc, khi lột đi lớp da phía trên thì sẽ làm mất đi lớp bảo vệ. Và, khi chúng ta sử dụng kem trộn cấp tốc, sản phẩm lột cấp tốc, hệ miễn dịch của da sẽ dần giảm đi và bắt đầu có những rối loạn như: Nám bắt đầu lan rộng hơn, phát triển mạnh hơn, tổn hại do ánh nắng mặt trời trên da nhiều hơn, khiến da bị lên mụn, da sần sùi, đen, nhão da, xuất hiện nếp nhăn và da trở nên nhạy cảm.

ThS - Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành
Phó Trưởng khoa Laser và Chăm sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bác sĩ tại nhà: Hậu quả khi “lột da” để trị thâm, nám

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.