(HNMO) - Bắc cực quang dường như đã
Bắc cực quang nhìn chung thường đi theo một "chu kỳ mặt trời" 11 năm, mà trong đó tần suất của hiện tượng này tăng đến mức cao nhất và sau đó rơi dần xuống mức thấp nhất để rồi lại lặp lại chu kỳ này.
"Điểm thấp nhất đã chính thức xuất hiện vào năm 2008 nhưng điểm này ngày càng tụt xuống sâu hơn", nhà nghiên cứu Noora Partamies cho biết.
"Chỉ trong vòng nửa năm qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều hoạt động của Bắc cực quang nhưng chúng ta thực sự không biết liệu chúng ta đã đi qua điểm thấp nhất này hay chưa", bà nói.
Bắc cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm. Nó được hình thành bởi những cơn gió mặt trời thổi qua trái đất và được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Vì vậy, một sự mờ tối của Bắc cực quang là dấu hiệu cho thấy, hoạt động trên mặt trời làm phát sinh ra gió mặt trời đang dần yên ắng.
Với những nhà nghiên cứu như bà Partamiess, đây là lần đầu tiên họ có thể quan sát thông qua một hệ thống các trạm quan sát hiện đại về những gì xảy ra với chu kỳ mặt trời này khi nó bị phá vỡ một cách tệ hại như hiện giờ.
"Chúng tôi đang chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra, liệu nó lại đi tới điểm cao nhất tiếp theo hay đi đến chỗ chết...", Partamies nói.
Tại đỉnh cao nhất của chu kỳ cực quang vào năm 2003, trạm quan sát Svalbard của Na-uy nằm gần Bắc cực đã ghi nhận Bắc cực quan có thể nhìn thấy gần như mỗi đêm của mùa cực quang, mà không loại trừ những tháng hè có đêm trắng.
Tuy nhiên, hiện tượng trên giờ đã giảm hơn 50%, trong khi đài quan sát phía nam đặt ở nam Phần Lan ghi nhận được chỉ 2-5 trường hợp mỗi năm trong suốt vài năm qua.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.