Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bắc Cổ Nhuế-Chèm: Khu đô thị hiện đại phía Tây Bắc Hà Nội

THANHCHUNG| 18/05/2004 16:58

Bắt đầu từ ngày hôm nay 18/5, toàn bộ khu đất 377,68 ha với dân số hơn 25 nghìn người thuộc khu vực Bắc Cổ Nhuế-Chèm, huyện Từ Liêm sẽ trở thành khu đô thị mới đồng bộ về không gian, hiện đại về hạ tầng kỹ thuật. Đây là nội dung chủ yếu của Quyết định số 75/QĐ-UB của UBND TP về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu vực Bắc Cổ Nhuế-Chèm, tỷ lệ 1/2000.

Sơ đồ quy hoạch khu vực Bắc Cổ Nhuế-Chèm. Ảnh: T.Q

Bắt đầu từ ngày hôm nay 18/5, toàn bộ khu đất 377,68 ha với dân số hơn 25 nghìn người thuộc khu vực Bắc Cổ Nhuế-Chèm, huyện Từ Liêm sẽ trở thành khu đô thị mới đồng bộ về không gian, hiện đại về hạ tầng kỹ thuật. Đây là nội dung chủ yếu của Quyết định số 75/QĐ-UB của UBND TP về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu vực Bắc Cổ Nhuế-Chèm, tỷ lệ 1/2000.

Đô thị đồng bộ, hiện đại

Theo đó, khu vực Bắc Cổ Nhuế-Chèm Khu vực Bắc Cổ Nhuế-Chèm nằm trong ranh giới hành chính các xã Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc và Thụy Phương, huyện Từ Liêm. Phía Bắc giáp tuyến điện và đường quy hoạch cấp khu vực, phía Nam là đường quy hoạch cấp Thành phố, phía Đông giáp đường sắt dọc đường Phạm Văn Đồng, phía Tây giáp sông Nhuệ. Tổng diện tích khu vực quy hoạch là 377,68 ha, dân số dự kiến hơn 25 nghìn người với mục tiêu nhằm tạo quỹ đất dãn rộng các trường đại học, cao đẳng Trung ương và Hà Nội theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Số liệu trong văn bản cho thấy, diện tích đất dân dụng là 312 ha, chiếm 82,74% tổng diện tích toàn khu vực, trong đó đất khu ở là 233 ha. Diện tích đất dự kiến dành để dãn các trường đại học khoảng 52,12 ha, bao gồm đất dãn các trường, khu cây xanh thể dục thể thao, công trình công cộng. Đất làng xóm cần cải tạo, chỉnh trang khoảng 64 ha. Khoảng 1,58 ha được dùng để phục vụ công tác chuyển đổi lao động việc làm ở địa phương (dạy nghề, thủ công mỹ nghệ, may mặc…).


Theo quy hoạch, không gian toàn khu vực được xác định trọng tâm là tổ hợp không gian của nhiều trường đại học nằm dọc trên tuyến đường theo hướng Bắc Nam với mặt cắt ngang 30m. Trong khi đó, tổ hợp không gian kiến trúc dọc theo tuyến đường phía Đông khu vực nghiên cứu là các công trình cao tầng tạo ra cảnh quan cho tuyến đường Phạm Văn Đồng. Các công trình nhà ở thấp tầng, không gian làng xóm được cải tạo, chỉnh trang, kết hợp khu cây xanh phục vụ đơn vị ở. Các công trình công cộng cấp I cao từ 3-5 tầng nằm tại vị trí trung tâm để phục vụ thuận lợi cho dân cư trong khu vực trong khi bãi đỗ xe được bố trí gần đó. Khi số lượng xe tăng lên sẽ xây dựng thêm nhiều công trình để xe cao tầng.


Hạ tầng giao thông hoàn chỉnh


Sơ đồ hiện trạng khu vực. Ảnh: T.Q

Toàn khu vực có 2 nút giao thông. Đó là tuyến Phạm Văn Đồng (vành đai 3) có mặt cắt ngang điển hình 68m và tuyến Hồ Tây-Nam Thăng Long ở phía Nam với mặt cắt ngang 60m. Ngoài ra còn có một số tuyến đường khu vực mặt cắt ngang 40m, đường phân khu vực mắt cắt ngang từ 21-33m, lòng đường 3-4 làn xe, vỉa hè mỗi bên rộng 5-8m. Trong khi đó, các đường nhánh gồm 3 loại với mặt cắt ngang 21,5m; 15,5m và 13,5m.


Trong khu vực sẽ bố trí hai điểm đỗ, một cho xe buýt và một cho tuyến đường sắt đô thị dọc theo đường Phạm Văn Đồng. Vị trí, quy mô điểm đỗ sẽ được xác định chính thức khi lập dự án xây dựng các tuyến đường sắt đô thị này. Riêng trong khu vực làng xóm cần cải tạo, chỉnh trang sẽ được bố trí hệ thống đường giao thông để tiếp cận với khu vực xây dựng mới, đồng thời được cải tạo nhằm chống úng ngập khi có độ chênh cốt san nền giữa khu cũ và khu mới.

T.C

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bắc Cổ Nhuế-Chèm: Khu đô thị hiện đại phía Tây Bắc Hà Nội

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.