Theo dõi Báo Hànộimới trên

"Ba tách trà"

Hà Dương| 03/08/2011 07:12

(HNM) - Tác phẩm được coi là một

Chuyện kể về bước ngoặt của nhà leo núi trẻ tuổi Greg Mortenson khi chinh phục đỉnh K2 - đỉnh núi cao thứ hai thế giới nằm ở dãy Karadoram (Pakistan), chỉ đứng sau Everest. "Một ngôi trường cho bản Korphe" là lời hứa của Greg Mortenson với người dân đã cứu sống anh bằng thứ trà độc đáo có một không hai trên thế giới, pha bằng trà xanh nóng, muối, bột nở, sữa dê và bơ chua tách từ sữa bò Tây Tạng để lâu năm. Trong đó hương vị đậm đà nhất là tấm chân tình của người dân Balti (thung lũng cao nguyên ở miền Bắc Pakistan). Chuyện có chất phiêu lưu, lãng mạn và khơi gợi mạnh mẽ ý thức làm điều gì có ích cho cộng đồng của người trẻ tuổi. Giống như sự phát hiện và tái sinh cuốn nhật ký của một cô bé nghèo mơ ước đến trường, của một nhà báo phương Tây trong "Nhật ký Mã Yến".


Ta còn gặp ở đây những vùng văn hóa đặc sắc, những câu chuyện "kỳ lạ" về sự đi học của trẻ em, qua cáp treo, qua cầu dây mỏng manh trên một dòng sông hung dữ…

Một việc làm tốt, một dự định đẹp đẽ, nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng thuận lợi. Greg về Mỹ tiếp tục quyên tiền cho ngôi trường ở Korphe trong tình trạng có 80 đôla trong tài khoản, bạn gái bắt đầu hẹn hò với người khác và bệnh viện thông báo rằng anh đã mất việc. Quả thật, xây một ngôi trường gian nan hơn chinh phục đỉnh K2 rất nhiều.

Động lực là hình ảnh trẻ em ngồi ở ngoài trời lạnh giá, cố gắng duy trì lớp học dù không có giáo viên. Greg đã gửi đi 580 bức thư kêu gọi gây quỹ từ thiện nhưng chỉ nhận được một tấm sec 100 đôla hồi âm cho ý tưởng xây trường học của mình…

Chuyện xoay quanh việc xây trường cho dân bản Korphe-một bản làng nhỏ bé xa xôi nhưng lại có khả năng kéo gần hơn những tấm lòng, mở ra những chân trời mới cho người trẻ tuổi để sống sao cho thật ý nghĩa.

Và tinh thần chính của cuốn sách, điều thú vị nhất không chỉ nằm ở chuyện xây cầu, xây trường, nỗ lực để trẻ em nghèo được tới trường hay chinh phục một đỉnh núi mà nằm ở bài học của vị trưởng bản Haji Ali: "Lần đầu tiên anh cùng uống trà với một người Balti anh vẫn còn là người xa lạ. Lần thứ hai anh uống trà với người đó thì anh đã là khách quý rồi. Lần thứ ba anh uống trà cùng với họ, anh trở thành người thân trong gia đình, mà vì gia đình thì chúng tôi sẵn sàng làm mọi thứ, kể cả hy sinh thân mình. Anh phải dành thời gian mà chia sẻ 3 cốc trà này". Greg đã ngộ ra một giá trị lớn từ cuộc sống "Người Mỹ thường nghĩ mình phải hoàn thành mọi việc thật nhanh… Haji dạy tôi phải chia sẻ ba cốc trà. Ông dạy tôi rằng có nhiều điều tôi còn phải học hỏi từ những người cùng làm việc với mình hơn là luôn tưởng mình sẽ dạy cho họ". Đó cũng là một thông điệp về sự hiểu biết lẫn nhau vì một nền hòa bình cho hết thảy những người dân bình thường, chất phác trên thế giới…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
"Ba tách trà"

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.