Theo dõi Báo Hànộimới trên

Áp lực tài chính hiện tại chưa qua, nỗi lo tương lai tuổi già đã tới

Tùng Phan| 26/12/2022 10:17

Đứng trước áp lực kinh tế hiện tại và nỗi lo cho tuổi già trong tương lai, không ít lần tôi tự hỏi bản thân, tôi nên chuẩn bị gì và hành động gì ngay bây giờ để vượt qua được nỗi lo lắng này?

Vài năm trước, trong một lần lướt mạng, tôi vô tình đọc được bài báo "Những mảnh đời mưu sinh tuổi xế chiều" nói về cuộc sống của những người già đang vất vả kiếm sống giữa phố thị. Họ làm đủ nghề từ nhặt ve chai, bán vé số, dành dụm số tiền ít ỏi để kiếm sống qua ngày. Đến vài năm sau, những hình ảnh này vẫn ám ảnh và khiến tôi xúc động. Nó ghim vào tâm trí để tôi hiểu rằng, sự tích lũy có kế hoạch khi tuổi đã xế chiều quan trọng như thế nào.

Như một điều hiển nhiên mà bất kỳ người trưởng thành nào cũng phải trải qua, tôi cũng đang đứng giữa tâm của guồng quay công việc. Không ít lần tôi cảm thấy kiệt sức và khao khát buông bỏ tất cả. Thế nhưng, ngoài phải chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình, tôi phải chăm lo cho gia đình nhỏ, vẫn còn bố mẹ già hai bên nội ngoại cần được phụng dưỡng. Và khi các con tôi lớn lên, kéo theo vô số nhu cầu về học hành, tham gia các hoạt động ngoại khóa. Bố mẹ hai bên sẽ càng ngày càng già đi khiến ngân sách chi tiêu để bảo đảm cho sức khỏe ông bà cũng sẽ phình to lên.

Người trẻ đối diện với nhiều lo lắng nếu không có sự chuẩn bị chủ động về tài chính. Ảnh: Freepik

Và chỉ trong 15-20 năm tới đây thôi, thế hệ Millennials chúng tôi cũng đã bước vào tuổi trung niên. Khi đó, sức khỏe và sự tập trung của chúng tôi sẽ không thể tốt mãi như những năm 20 tuổi, rất khó để tăng thu nhập nếu chỉ dựa vào nguồn thu chủ động. Nếu không có những khoản tích lũy và thu nhập thụ động, rất khó để những gia đình như chúng tôi bảo đảm cuộc sống hiện tại, đừng nói là nghĩ đến tuổi già. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để khiến bong bóng áp lực trong tôi tích tụ và chực chờ vỡ toang bất cứ lúc nào.

Tuy vậy, tôi không cho phép bản thân mãi đắm chìm trong lối suy nghĩ tiêu cực và ở thế “bình chân như vại”. Tôi quyết tâm bắt tay vào hành động. Trước hết, tôi chọn cách tỉ mỉ quan sát mọi đối tượng hữu quan, xuất phát điểm từ bản thân, rồi lần lượt đến gia đình và bạn bè. Sau cùng, tôi chợt nhận ra những khó khăn của tuổi xế chiều chính là do không bắt đầu có bước chạy đà ngay từ bây giờ. Từ đó, tôi trở nên tích cực tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội, tìm hiểu thêm về trào lưu FIRE (lối sống theo đuổi mục tiêu tài chính để có thể nghỉ hưu sớm), đọc các báo cáo về tài chính cá nhân để có thể già hóa chủ động.

Trong giai đoạn nghiên cứu tư liệu để chuẩn bị cho tài chính hiện tại và cuộc sống độc lập khi về già, tôi bất ngờ khi phát hiện khoảng 40% những người thuộc thế hệ Millennials chúng tôi được tiếp cận giáo dục tài chính, nhưng chỉ khoảng 16% trong số đó có thể áp dụng kiến thức này để đầu tư và tạo ra dòng tiền thụ động. Ngoài ra, sau khi đọc thêm khảo sát “Mức độ sẵn sàng cuộc sống độc lập khi về già” và theo dõi hội thảo chuyên đề Aging Summit 2022 do Prudential vừa tổ chức cũng khiến tôi nhận ra, không nên trì hoãn việc xây bản đề cương chi tiết cho tuổi già độc lập. Những con số đủ sức làm nhiều người giật mình khi 85% người Việt mong muốn già đi chủ động không trở thành gánh nặng cho con cái nhưng chỉ 40% tự tin cho kế hoạch tuổi già của mình.

Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, những tay ngang không có kiến thức nền tảng tài chính như tôi sẽ càng khó khăn hơn để tiếp cận các kênh đầu tư tài chính để tạo tiền đề cho tuổi già độc lập. Do đó, việc chuẩn bị từ vài năm trước khiến tôi vững tin hơn mình có thể an toàn với nền tảng tài chính khỏe.

Trang bị kiến thúc về tài chính giúp Millennials già hóa chủ động. Ảnh: Freepik

Gần 1 năm trước, tôi từ tay ngang, không có nền tảng về kinh tế bắt đầu đi những bước nhỏ để tạo tiền đề cho tuổi xế chiều. Tôi bắt đầu từ việc mua bảo hiểm, tham gia các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư của Prudential. Việc mua bảo hiểm giúp tôi cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro bằng một hợp đồng rõ ràng, phù hợp với những người mới bắt đầu.

Ngoài ra, để biết mình cần tích lũy bao nhiêu và bao lâu để có tuổi già độc lập, tôi có tham khảo công cụ tính toán tài chính có kế hoạch dự trù tài chính tốt hơn.

Sau bảo hiểm, tôi có tìm hiểu thêm các kênh đầu tư khác như chứng khoán, trái phiếu. Ngoài ra, tôi cũng cùng bạn bỏ vốn để đầu tư một cửa hàng nước ép hoa quả với đối tượng khách hàng mục tiêu là dân văn phòng. Đến nay, từ những kênh đầu tư thụ động, tôi cũng có một số tiền tích lũy nhỏ đủ để lo cho các nhu cầu của bản thân, gia đình và ứng phó chủ động trước các biến cố.

Nhờ sự chuẩn bị an toàn về mặt tài chính, tôi cũng tự do hơn để đi tìm các thú vui khác để làm phong phú đời sống tinh thần. Tôi tham gia vào các lớp trà đạo, dạy cắm hoa. Đồng thời, tôi cũng có đủ kinh tế để đi nhiều hơn và trải nghiệm. Trải nghiệm nhiều cũng khiến tôi củng cố niềm tin hơn vào hành trình tích lũy và chuẩn bị cho tuổi già của mình.

Từ một người chưa có nhiều lắng lo cho tuổi già, một tay ngang lĩnh vực kinh doanh, hiện tôi tự tin mình có nền tảng tài chính đủ khỏe để theo đuổi các thú vui khác. Còn bạn, bạn đang đi trên hành trình tích lũy như thế nào cho tuổi già?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Áp lực tài chính hiện tại chưa qua, nỗi lo tương lai tuổi già đã tới

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.