Theo dõi Báo Hànộimới trên

5 phút phá toang băn khoăn: Nghề gì lương cao mà không thất nghiệp?

Hà Trang| 29/06/2020 16:12

Trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề, hầu hết các bậc phụ huynh, thí sinh đều có câu hỏi chung: “Nghề nào tốt nhất?”. Không ai dám chắc chắn về câu trả lời vì những yếu tố chi phối xung quanh, trong đó có yếu tố cá nhân.

Để tìm được câu trả lời phù hợp nhất với bản thân, trước tiên chúng ta cần điểm lại những xu hướng lựa chọn nghề nghiệp hiện nay, phân tích ưu - nhược điểm, xác định lựa chọn của chúng ta đang nằm ở đâu, từ đó tránh đi theo vết xe đổ của bao thế hệ trước.

4 xu hướng lựa chọn phổ biến hiện nay

1. Chọn theo đam mê

Đây là xu hướng được các nước phát triển trên thế giới ứng dụng từ lâu. Với nền tảng giáo dục tiên tiến chú trọng khơi gợi, phát triển tiềm năng riêng của mỗi bạn trẻ, các bạn có môi trường để trải nghiệm các nghề khác nhau để đưa ra lựa chọn chính xác nghề nghiệp theo đam mê, sở trường.

Nhưng ở Việt Nam, các bạn trẻ chưa có nhiều cơ hội được “nếm” nhiều nghề để tìm hiểu về sở trường của mình, do vậy sẽ không xác định rõ được đam mê, dẫn tới những tai hại khi chọn nghề theo phương án này.

Giống như bước vào bữa tiệc buffet với hàng trăm món mới lạ mà không được thử, xác suất bạn chọn được món “ngon” nhất sẽ gần như bằng 0.

2. Chọn theo định hướng của cha mẹ

Chọn kiểu này cũng có 2 dạng:

Dạng 1: Chọn nghề hướng bố mẹ có thể hỗ trợ được. Nếu bạn có bố mẹ công tác lâu năm ở một lĩnh vực, có nhiều quan hệ trong ngành để hậu thuẫn cho các bạn nhanh chóng phát triển về sau thì đó cũng là cơ hội để tăng khả năng kiếm việc, cũng là con đường tắt cho chặng đường thăng tiến. Tuy nhiên, các bạn cần cân nhắc, nghề bố mẹ hướng nếu quá khác biệt với mong muốn của bản thân cũng rất dễ sai lầm.

Dạng 2: Chọn nghề theo hiểu biết, tư vấn hay “những ước mơ dang dở” của bố mẹ. Trong thời đại số, xu hướng nghề nghiệp của xã hội cũng đổi thay. Mỗi năm, có những nghề cũ mất đi, nghề mới được sinh ra. Các bậc phụ huynh nếu không có hiểu biết đầy đủ, kịp thời cập nhật thông tin hướng nghiệp mới nhất, những áp đặt chủ quan lên con trẻ sẽ trở thành con dao hai lưỡi, có thể khiến con “trật bước” so với xã hội.

Bùi Việt Phương - học viên Aptech cơ sở 54 Lê Thanh Nghị (trên cùng phía tay trái) đã từng phải “làm tư tưởng” để bố mẹ cho lựa chọn theo con đường công nghệ thông tin, dù mới học năm thứ hai nhưng Phương đã đi làm tại một công ty phần mềm lớn, thu nhập cao và rất hài lòng với quyết định đã chọn.

3. Chọn nghề theo trào lưu

Cứ thấy nghề nào nghe hay hay, sang sang mà vội vàng đăng ký thì cẩn thận vì “có tiếng chứ chưa chắc đã có miếng” đâu!

Tình trạng thí sinh đổ xô chọn nghề theo trào lưu vẫn là một vấn đề đáng quan ngại. Dù tình hình vài năm trở lại đây đã suy giảm, nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ các bạn "cắm đầu" chọn các ngành kinh tế, ngân hàng... Trên thực tế, với sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), nhu cầu tuyển dụng các ngành này đang co hẹp lại vì nguồn nhân lực dần được chuyển giao bằng máy móc, số hóa để xử lý chính xác, nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Bạn Nguyễn Thu Hà ở Bắc Ninh - tốt nghiệp ngành Kế toán được một năm chia sẻ: “Một phần mềm quản lý và 1 kế toán có thể đảm nhận khối lượng công việc bằng cả 5 kế toán trước đây, nên bọn mình ra trường hầu như đều làm trái ngành, trừ khi thực sự rất giỏi hoặc có kỹ năng rất tốt về sử dụng công nghệ”.

4. Chọn theo nhu cầu thực tế của xã hội

Tìm hiểu những con số về ngành: Tỷ lệ có việc sau khi ra trường, mức lương, cơ hội thăng tiến và dự báo tương lai qua các báo cáo để nắm bắt nhu cầu thực tế của thị trường lao động là phương án có sai số thấp nhất hiện nay. Tuy nhiên, chọn theo cách này vẫn tiềm tàng những bất cập: Nếu như cứ chạy theo những nghề xã hội gọi là "hot" hiện tại mà không biết có phù hợp với sở trường của mình không thì cũng khó thành công. “Thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”: Chưa chắc đã đào được khoai như người ta bởi kỹ năng mỗi người mỗi khác, cái “mai” cũng có cái cùn cái sắc, quan trọng là đã được mài kỹ chưa.

Tất cả phương án trên đều tiềm ẩn sai số, đều có ưu - nhược điểm riêng. Vậy có cách nào “chọn một ăn cả”?

Cần đánh giá một nghề nghiệp có xứng đáng để chọn và đi theo hay không qua 3 tiêu chí đánh giá dưới đây

Tiêu chí 1: Không quá khác biệt với bản thân

Nếu bạn là người có tố chất về kỹ thuật, có thể ngồi lầm lì cả ngày ở nhà với chiếc máy tính, thì không nên chọn những nghề cần giao tiếp khá nhiều như marketing.

Ở lứa tuổi 17, các bạn chưa đủ chín muồi để biết thực sự cái gì hợp với mình. Do vậy cũng đừng ngại, các bạn vẫn đang trong giai đoạn khám phá bản thân, chỉ cần công việc không quá khác biệt, bạn có thể yên tâm để dấn thân.

Tiêu chí 2: Lương cao và nhu cầu tuyển dụng cao

Hai tiêu chí này luôn luôn phải đi song hành, kết hợp cùng nhau. Thực tế, có những nghề lương rất cao nhưng nhu cầu tuyển dụng lại rất thấp như: Hàn lặn; làm việc, nghiên cứu trong môi trường đặc biệt… Hơn nữa, nên “nhìn xa trông rộng” để đánh giá xem 10-20 năm sau, nghề bạn chọn có còn “khát nhân lực” và có mức đãi ngộ tốt nữa không.

Tiêu chí 3: Kiến thức của ngành là nền tảng để các bạn áp dụng được với nhiều nghề khác.

Trong suốt 40 năm lao động, đa phần các bạn sẽ thay đổi công việc nhiều lần. Những công việc đặc thù, đơn cử như văn thư lưu trữ: Chỉ rèn luyện cho bạn một số kỹ năng nhất định, rất khó để áp dụng được vào ngành nghề khác.

Vì vậy, hãy chọn một nghề mà các kiến thức thu nhận được từ công việc ấy sẽ là nền tảng hữu ích cho những công việc về sau của bạn.

Vậy nghề nào sáng giá nhất hiện tại?

1. Nghề công nghệ thông tin: Đáp ứng 3/3 tiêu chí

Cùng với sự phát triển như vũ bão của CNTT, tất cả bạn trẻ đã được tiếp xúc với công nghệ từ nhỏ: Thiết bị di động, mạng xã hội, các ứng dụng di động, ứng dụng đặt xe, đồ ăn, ngân hàng điện tử, chơi game... Gần như bạn trẻ nào cũng thích công nghệ ở thời điểm hiện tại.

Theo một khảo sát gần đây của Aptech Việt Nam được đăng trên https://aptechvietnam.com.vn/, nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT đã tăng gấp 4 lần sau một thập kỷ (giai đoạn 2010-2020). Đặc biệt là sau dịch Covid-19, công nghệ càng khẳng định vai trò thiết yếu trong cuộc sống con người, mở ra nhiều hướng đi mới để ngày càng phát triển mạnh mẽ.

CNTT khát nhân lực đến mức các chuyên gia dự đoán rằng: Chuyển toàn bộ sinh viên các ngành sang học CNTT cũng không đáp ứng đủ các dự án gia công phần mềm hiện nay.

Tại hội thảo Giải pháp đào tạo nhân lực CNTT cho Cách mạng công nghiệp 4.0 do Aptech phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho hay: “Bố mẹ nào muốn con học ngành để ra kiếm được 2.000-3.000 USD thì chỉ có học CNTT”. Trên thực tế hiện nay, sinh viên CNTT chưa tốt nghiệp đã được các doanh nghiệp "dang tay" chào đón.

CNTT còn là nền tảng để phát triển tiếp nhiều ngành nghề. Trong giới lập trình có một câu nói rất nổi tiếng: “Học lập trình không phải để lập trình”. Ngoài con đường công danh xán lạn, các bạn sẽ được rèn luyện tư duy logic, khả năng tiếp cận vấn đề một cách hệ thống. Cũng bởi vậy mà nhiều lãnh đạo, CEO các tập đoàn lớn xuất phát từ "dân" lập trình.

Có thể nói, CNTT vừa là ngành phù hợp với đa số các bạn trẻ ở kỷ nguyên số, vừa có nhu cầu tuyển dụng dồi dào với mức lương cao, lại là nền tảng để có thể dễ dàng chuyển đổi sang nhiều lĩnh vực khác. Đây chính là lý do rất đông các bạn trẻ đăng ký chọn CNTT trong vài năm gần đây.

2. Y tế: Đáp ứng 2/3 tiêu chí

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, đồng nghĩa với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng đáng kể. Các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, phòng khám... liên tiếp được xây mới và mở rộng. Điều này đã khiến cho nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Y tế tăng vọt, tạo điều kiện cho nhiều y, bác sĩ thực sự có năng lực và tâm huyết có mức thu nhập cao. Y tá là một trong những vị trí việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao nhất (dự kiến sẽ tăng 23% trong những năm tiếp theo).

Tuy nhiên, không phải ai cũng yêu thích để theo ngành này, cơ hội để chuyển ngành, chuyển nghề tuy có nhưng vẫn khá hạn chế.

3. Giáo dục: Đáp ứng 2/3 tiêu chí

Trong vài năm tới, nhu cầu tuyển dụng giảng viên dự kiến sẽ tăng 23%. Đây cũng là ngành nghề có thời gian làm việc linh hoạt, bạn hoàn toàn có thể làm thêm các công việc khác để tăng thu nhập nếu muốn.

Giáo viên các cấp cũng là lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao. Một vài năm trước, tình trạng cử nhân sư phạm ra trường thất nghiệp đã khiến cho nhiều tài năng trẻ không dám chọn nghề “lái đò” dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng giáo viên trình độ cao trong tương lai. Ngoài ra, cử nhân sư phạm ngày nay không chỉ còn bị bó buộc trong 2 chữ "biên chế”, họ có rất nhiều cơ hội làm việc khác nhau trong các trường học tư thục hay trung tâm giáo dục.

Trong nghề “đầu bảng” nên chọn ngành gì?

Một số bạn trẻ khi tìm hiểu về CNTT cảm thấy bối rối vì có quá nhiều ngành học nhỏ.

Riêng nhóm ngành CNTT của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã có tới 8 ngành học liên quan (ảnh chụp từ website của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội).

Theo chuyên gia Chu Tuấn Anh, Giám đốc Aptech, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp lâu năm của VTV, thành viên Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, với những bạn chưa có nhiều kiến thức về ngành CNTT, đơn giản nhất, các bạn có thể chia CNTT thành 2 nhóm ngành như sau:

Chuyên gia Chu Tuấn Anh, Giám đốc Aptech, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp lâu năm của VTV, thành viên Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Nhóm 1: Hệ thống mạng và phần cứng, bao gồm kiến thức về phần cứng máy tính, kết nối phần cứng đó thành mạng internet, quản trị, bảo mật... Đây là ngành "hot", tuy nhiên số lượng tuyển dụng không nhiều. Doanh nghiệp vừa với quy mô 100-150 máy tính chỉ cần 1 người quản trị hệ thống để vận hành.

Nhóm 2: Phần mềm. Đây là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao và mức lương cũng thuộc dạng khủng nhất trong các ngành nghề hiện tại, sinh viên theo học ngành phần mềm được nhà tuyển dụng “nhòm ngó” ngay khi chưa tốt nghiệp, cơ hội thăng tiến và làm việc ở nước ngoài lớn.

Ngô Thu Huyền, cựu học viên Aptech cơ sở 285 Đội Cấn hiện đang là kĩ sư cầu nối quốc tế, Huyền có cơ hội vi vu khắp thế giới khi bén duyên với ngành công nghệ thông tin.

Theo ngành phần mềm cũng có 2 hướng, trong đó Lập trình ứng dụng hệ thống có nhu cầu tuyển dụng cao nhất (hơn 90% nhu cầu tuyển dụng trong nghề). Hướng đi mới tạm gọi là Công nghệ 4.0 như AI, Marchine Learning, Big Data... thu hút sự quan tâm của các bạn. Tuy nhiên, chuyên gia Chu Tuấn Anh (Giám đốc Aptech) khuyên rằng: “Theo ngành này khá khó, để theo được chương trình học cần có nền tảng khá, giỏi về toán học. Tại thời điểm này, do ngành mới nên nhu cầu tuyển dụng chưa nhiều, đa phần chỉ tuyển các chuyên gia”.

Tựu chung lại, ở thời điểm này, nếu theo ngành CNTT, nên lựa chọn đi theo hướng học phần mềm sẽ là phương án hợp lý nhất. Thậm chí sau 10 năm nữa, ngành này vẫn còn phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu xu thế nghề nghiệp.

Chọn nghề là việc quan trọng cả đời. Thời điểm quyết định, các bậc phụ huynh, thí sinh nên xem xét kỹ càng các tiêu chí, lựa chọn ra nghề nào vừa không quá khác biệt với bản thân, nhu cầu tuyển dụng lớn với mức lương cao, có tiềm năng phát triển ở cả những lĩnh vực khác.

Quyết định chính xác để “hóa rồng” mà bước ra “biển lớn”, chứ không chỉ mãi là "chú cá bé nhỏ" chỉ biết “ước ao” và “mơ hồ”!

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
5 phút phá toang băn khoăn: Nghề gì lương cao mà không thất nghiệp?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.