Dù có dấu hiệu bệnh hay không thì những xét nghiệm sau đây cũng rất quan trọng đối với chị em sau 30 tuổi.
1.Kiểm tra mật độ xương
Phụ nữ dễ bị mất xương, loãng xương hơn nam giới, đặc biệt sau tuổi 30. Đây là lý do tại sao bạn cần kiểm tra mật độ xương ngay sau tuổi 30. Lặp lại kiểm tra 5 năm/lần là điều cần thiết bởi người phụ nữ bị mất 30% khối lượng xương của mình trong vòng 5 năm từ thời kỳ mãn kinh.
Phụ nữ nhẹ cân có khối lượng xương thấp thì càng có nguy cơ cao. Nếu mật độ xương của bạn có vẻ thấp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm thêm các xét nghiệm để đo tốc độ mất đi khối lượng xương.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bổ sung canxi cùng với Vitamin D hoặc tập thể dục để củng cố xương của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán loãng xương, bác sĩ sẽ kê toa thuốc cùng với các khuyến nghị chế độ ăn uống.
2. Chụp quang tuyến vú
Cả chụp nhũ ảnh và khám ngực đều có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Theo hội chống ung thư Mỹ, gần 97% phụ nữ được chẩn đoán và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có tỷ lệ sống 100% và không có dấu hiệu bệnh ung thư tái phát trong vòng ít nhất 5 năm. Trong thực tế, hầu hết các bác sĩ đề nghị bạn nên bắt đầu khám vú lâm sàng ở độ tuổi 20. Kể từ khi quá trình này là không xâm lấn, nó có thể là một phần của kiểm tra sức khỏe hàng năm của bạn.
Sau 30 tuổi, chụp nhũ ảnh được tiến hành hàng năm là điều nên làm. Chụp quang tuyến vú thực hiện bởi một tia X không xâm lấn. Nếu chụp quang tuyến vú phát hiện có dấu hiệu bất thường như cục u, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp MRI, siêu âm vú hoặc thậm chí sinh thiết để biết khối u có phải là ác tính không.
3. Xét nghiệm Pap và khám phụ khoa
Pap là xét nghiệm trong đó các tế bào cổ tử cung sẽ được thu thập bằng cách sử dụng một tăm bông để xác định bạn có nguy cơ ung thư cổ tử cung không. Trong đa số trường hợp, ung thư cổ tử cung có thể được điều trị chỉ khi chúng được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Như vậy, phụ nữ 30 tuổi nên tập thói quen thử nghiệm 6 tháng/lần. Những người trong độ tuổi từ 20-30 nên kiểm tra hàng năm. Ngoài ung thư, xét nghiệm Pap cũng phát hiện các thay đổi khác trong cổ tử cung như nhiễm trùng, viêm và các tế bào cổ tử cung không khỏe mạnh.
Phụ nữ ngoài 30 tuổi càng không nên trì hoãn xét nghiệm Pap vì ung thư cổ tử cung là rất nguy hiểm và cũng là khó chữa trong giai đoạn cuối.
4. Kiểm tra tuyến giáp và phân tích nước tiểu
Sau khi bạn 30, các bác sĩ khuyên rằng bạn nên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone kích thích tuyến giáp. Tuyến giáp bị suy yếu có thể là lý do bạn thấy tăng cân, da khô và móng tay giòn. Điều này được đặc trưng bởi mức độ hormone TSH (hormone do một tuyến trong não (tuyến yên) tiết ra) cao.
Tuy nhiên, mức độ TSH thấp có nghĩa là bạn có một tuyến giáp hoạt động quá mức mà có thể là lý do của việc mất ngủ, giảm cân và nhịp tim nhanh. Thử nghiệm khác cũng quan trọng không kém là phân tích nước tiểu, một mẫu nước tiểu của bạn sẽ được kiểm tra để xem xét liệu bạn có bị bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nào hay các bất thường ở thận như sỏi thận hoặc rối loạn thận và thậm chí có thể phát hiện bệnh tiểu đường loại 2.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.