Theo dõi Báo Hànộimới trên

10 căn bệnh không thể cứu chữa

VANKHANH| 11/01/2008 16:09

Y học hiện đại đã đạt được nhiều thành tựu trong việc trị tận gốc và cứu chữa bệnh tật. Tuy nhiên, đối với một số bệnh thì y học ngày nay cũng buộc phải đầu hàng. Trong số đó có 10 bệnh đã khiến nhiều người rơi vào tình cảnh vô phương cứu chữa.

Y học hiện đại đã đạt được nhiều thành tựu trong việc trị tận gốc và cứu chữa bệnh tật. Tuy nhiên, đối với một số bệnh thì y học ngày nay cũng buộc phải đầu hàng. Trong số đó có 10 bệnh đã khiến nhiều người rơi vào tình cảnh vô phương cứu chữa.

1. Ebola

Ebola là một loại virus của nhóm Filoviridae gây ra bệnh sốt virus nặng, xuất hiện ở các loài động vật có vú như gorila, tinh tinh cũng như loài người. Biểu hiện của bệnh là sốt cao, phát ban và xuất huyết dạng rộng. Ở người, tỉ lệ tử vong vì bệnh này từ 50-90%.

Virus có tên xuất phát từ dòng sông Ebola ở phía Bắc Congo - vùng lòng chảo của Trung Phi khi lần đầu xuất hiện vào năm 1976. Dịch bệnh bùng phát năm đó tại Zaire (giờ là Congo) và Sudan với hậu quả là hàng trăm người chết. Sau đó vào năm 1995, dịch bệnh lại một lần nữa hoành hành ở Zaire. Ebola có mối quan hệ mật thiết với virus Marburg - loại virus được phát hiện năm 1967 và hai loại này là những thành viên của nhóm Filoviridae gây ra bệnh dịch ở người. Nhân tố liên quan thứ 3 là Ebola Reston gây ra bệnh dịch ở khỉ thí nghiệm tại Reston, Virginia nhưng dường như không nguy hại đối với người.

2. Bại liệt

Bại liệt được biết đến với tên gọi đầy đủ là bệnh nhiễm khuẩn do virus làm viêm tuỷ sống dẫn đến bại liệt hay còn là bệnh bại liệt trẻ em. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính của hệ thần kinh mà luôn bắt đầu với những triệu chứng chung như sốt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, đau nhức cơ và thỉnh thoảng mất cảm giác tạm thời ở một hay hai chi, họng hoặc ngực. Hơn phân nửa các trường hợp bại liệt xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Chứng liệt thông thường có kết hợp với bệnh thực tế ảnh hưởng ít hơn 1% số người nhiễm virus gây bệnh tuỷ xám.

Từ 5-10% người bệnh có những biểu hiện thông thường kể trên và hơn 90% không hề có triệu chứng gì. Đối với những ai bị nhiễm virus gây viêm tuỷ xám thì không có cách nào cứu chữa. Khoảng giữa thế kỉ 20, mỗi năm có hàng trăm trẻ em đã bị căn bệnh này. Từ năm 1960, nhờ có chiến dịch tiêm vaccine bại liệt mà căn bệnh này bị loại trừ trên diện rộng và giờ chỉ còn tồn tại ở một số quốc gia Châu Phi và Nam Á. Ước tính chừng 1000-2000 trẻ em vẫn bị bại liệt mỗi năm. Phần lớn số này sinh sống tại Ấn Độ.

3. Bệnh Lupus

Đây là một dạng rối loạn tự miễn dịch gây ra chứng sưng viêm ở các phần khác nhau trên cơ thể. Có 3 dạng lupus chủ yếu là discoid lupus, systemic và drug-induced.

Discoid lupus chỉ tác động trên da và không ảnh hưởng gì đến nội tạng. Giới hạn mà Discoid lupus gây ra là mảng ban đỏ rộng có lớp nâu xám bên trên cùng thường xuất hiện ở cổ, mặt và da đầu. Khoảng 10% người bị bệnh Discoid lupus tiến triển thành dạng rối loạn systemic lupus nặng hơn.

Systemic lupus erythematosus là dạng phổ biến nhất của bệnh. Nó có thể ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan hay cấu trúc của cơ thể, đặc biệt là da, thận, khớp nối, tim, dạ dày, não và màng huyết thanh, màng ngoài của các cơ quan, khớp nối và các khoang trong cơ thể. Mặc dù Systemic lupus có thể tác động tới bất cứ vùng nào trên cơ thể nhưng hầu hết những người mắc bệnh chỉ có biểu hiện ở một vài phần. Nếu da bị phát ban thì biểu hiện này giống với discoid lupus. Nhìn chung, không ai có những triệu chứng giống hệt nhau. Nguyên nhân của bệnh cũng khá đa dạng và theo từng thời kỳ.

4. Bệnh cúm

Cúm là một dạng nhiễm trùng cấp tính do virus của đường hô hấp trên hoặc dưới với những triệu chứng như sốt, ớn lạnh, cơ thể mỏi mệt, đau nhức các cơ, nóng đầu và bụng.

Cúm do một vài loại siêu vi trùng orthomyxoviruses gây ra, được phân loại thành các dạng type A, B và C. 3 dạng chính này có những triệu chứng giống nhau nhưng hoàn toàn không liên quan về mặt kháng nguyên nên khi đã nhiễm cúm dạng này không đồng nghĩa là được miễn nhiễm với dạng kia. Virus nhóm A gây ra dịch cúm nghiêm trọng, nhóm B thì phạm vi hẹp hơn một chút còn nhóm C thì chỉ là dạng cúm bình thường, không nguy hiểm. Giữa các dạng dịch cúm lớn trên diện rộng, virus thường thay đổi liên tục, phát triển không ngừng (quá trình tiến triển kháng nguyên) để phản ứng với những áp lực của sự miễn dịch ở loài người. Virus thay đổi để phát triển bằng cách kiếm một phân đoạn genome mới từ virus cúm khác (thay đổi kháng nguyên) để thành một biến thể khác ở những người không, hoặc miễn dịch yếu.

5. Bệnh Creutzfeldt-Jakob (nhũn não)

Bệnh Creutzfeldt-Jakob (CJD) là một bệnh thoái hoá nghiêm trọng hiếm gặp của hệ thần kinh trung ương. CJD xảy ra ở khăp nơi trên thế giới có phạm vi tác động là 1/1triệu người tuy nhiên chỉ một số vùng nhất định thì tỉ lệ mắc bệnh có cao hơn như Libi. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở người lớn tầm tuổi 40-70. Cả đàn ông và phụ nữ đều bị ảnh hưởng như nhau. Giai đoạn đầu của bệnh luôn biểu hiện bằng sự thay đổi hành vi hoặc triệu chứng tâm thần nhẹ, trong vài tuần đến vài tháng sau chứng tâm thần phân liệt sẽ tiến triển kèm theo ánh mắt nhìn khác thường và những cử chỉ vô thức khác. Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi bệnh khi đã có biểu hiện bệnh.

Hans Gerhard Creutzfeldt và Alfons Maria Jakob - hai nhà thần kinh học người Đức đã lần đầu tiên phát hiện bệnh CJD ở những năm 20 của thế kỉ trước. Bệnh này tương tự như các bệnh thoái hoá thần kinh khác như kuru - rối loạn thần kinh ở người và scrapie ở cừu và dê. Tất cả 3 dạng bệnh này đều dẫn đến tình trạng não bị biến thành một khối xốp như bọt biển có nhiều lỗ hổng mà người ta thường gọi là nhũn não.

(Còn nữa...)

N.M/VTV

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
10 căn bệnh không thể cứu chữa

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.