(HNMO) – Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Nguyễn Xuân Lưu đã chính thức cho biết như vậy trong buổi gặp mặt của lãnh đạo quận với các cơ quan báo chí sáng 8/9, để thông báo về kết quả, tiến độ công tác thu hồi đất GPMB dự án đường Lê Văn Lương kéo dài trên địa bàn Thanh Xuân.
(HNMO) – Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Nguyễn Xuân Lưu đã chính thức cho biết như vậy trong buổi gặp mặt của lãnh đạo quận với các cơ quan báo chí sáng 8/9, để thông báo về kết quả, tiến độ công tác thu hồi đất GPMB dự án đường Lê Văn Lương kéo dài trên địa bàn Thanh Xuân.
Tham dự buổi gặp mặt có đại diện một số cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, có ông Hoàng Công Hồng – Phó bí thư, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân; ông Vũ Cao Minh- Phó bí thư quận Thanh Xuân; ông Phan Đăng Long, Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội…
Thực tế, dự án đường Lê Văn Lương kéo dài là một trong những công trình trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Quận Thanh Xuân được thành phố giao nhiệm vụ phải hoàn thành GPMB dự án trong thời gian ngắn, để chủ đầu tư có thể xây dựng xong tuyến đường trước ngày
Tuy nhiên, điều kiện triển khai GPMB dự án này gặp nhiều khó khăn do khu nhà tái định cư của dự án tại khu đất Tây Nam Tiểu đoàn 47 thuộc xã Trung Văn, Từ Liêm đến năm 2013 mới hoàn thành; chiều dài và diện tích đất phải GPMB không nhiều, nhưng lại là đoạn phức tạp nhất trong toàn tuyến, có mật độ dân cư đông, nhiều nhà ở cao tầng được xây dựng kiên cố, tình trạng cư trú, mua bán, chuyển nhượng, sử dụng đất của nhân dân trong khu vực GPMB rất phức tạp.
Theo đó, diện tích đất phải thu hồi GPMB là 10.357m2 với chiều dài khoảng 250m2, có 197 hộ gia đình sử dụng nhà đất GPMB tại 123 địa chỉ. Ngoài các hộ được cơ quan, tổ chức phân đất để làm nhà ở, số còn lại sử dụng đất có nguồn gốc từ: đất nông nghiệp, đất công, đất lưu không mở đường, đất thuê mượn của cơ quan, đã tự chuyển đổi mục đích sử dụng sang làm nhà ở…; mua bán, chia tách, chuyển nhượng sang tay qua nhiều chủ bị Thanh tra Liên ngành TP Hà Nội kết luận từ năm 1996, đề nghị xử lý nhưng chưa giải quyết dứt điểm.
Đặc biệt tại khu vực Tam giác điện tử (thuộc phường Nhân Chính), tình trạng nhân dân tự đánh số nhà, không có tổ dân phố và tổ chức đoàn thể, một số nhà được chia tách, mua bán trao tay cho nhiều người sử dụng. Nhiều trường hợp cư trú tự do, không khai báo tạm trú, do đó công tác quản lý nhân hộ khẩu và quản lý nhà đất gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Đó là những nguyên nhân chính đã gây cản trở, làm chậm tiến độ xác nhận, xây dựng và phê duyệt phương án GPMB.
Mặc dù khó khăn chồng chất nhưng sau quá trình cả bộ máy chính quyền quận Thanh Xuân vào cuộc nỗ lực, quyết liệt trong tổ chức triển khai thực hiện, tuyên truyền vận động nhân dân, đến nay đã có nhiều hộ dân nhận tiền bồi thường, nhận nhà tái định cư và đang di chuyển, bàn giao mặt bằng.
Theo đó, đến sáng nay 8/9/2010, đã có 150 trong tổng số 197 hộ dân phải thu hồi đất để GPMB nhận tiền; người dân đã được mua nhà tái định cư và nhận 124 căn hộ; 168 hộ đã ký biên bản bàn giao mặt bằng; 66 hộ đang phá dỡ và 15 hộ đã phá dỡ xong.
Để đạt được kết quả trên, trong quá trình GPMB, quận Thanh Xuân đã đề xuất lên UBND TP tháo gỡ, giải quyết 6 lần các chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, theo hướng tạo thuận lợi cho nhân dân; trong đó, TP đã phê duyệt 5 chính sách; 1 chính sách còn lại được chủ đầu tư hỗ trợ thêm cho các hộ dân, đó là thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng.
Trong quá trình GPMB, đáng chú ý, ngày 18/6/2010, UBND TP đã có văn bản số 4521/UBND-TNMT bố trí 192 căn hộ tại nhà B10B, B10B, A6B khu đô thị Nam Trung Yên để bố trí tái định cư cho dự án…
Tiếp theo đó, ngày
Với các cơ chế tháo gỡ như trên, đến nay chỉ còn một số ít hộ chưa ký bàn giao mặt bằng, chưa nhận tiền đền bù và chưa nhận nhà; theo đó, “để đảm bảo bàn giao mặt bằng, kịp tiến độ thi công công trình, từ ngày 10/9/2010, UBND quận Thanh Xuân sẽ tiến hành tổ chức giải tỏa thu hồi đất, bắt đầu là các hộ mặt đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính (từ số nhà 109 đến số nhà 147) và sẽ tổ chức tháo dỡ toàn bộ nhà công trình của các hộ trong chỉ giới GPMB đã di chuyển bàn giao mặt bằng, phấn đấu hoàn thành thông tuyến đường trước ngày 15/9/2010” – ông Lưu khẳng định.
Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí với lãnh đạo quận Thanh Xuân, ông Phan Đăng Long - Phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đánh giá cao những nỗ lực của quận Thanh Xuân trong công tác tuyên truyền, vận động, GPMB dự án đường Lê Văn Lương kéo dài. TP cũng đã quan tâm giải quyết các cơ chế chính sách đặc thù theo hướng có lợi cho nhân dân và phát triển Thủ đô để tuyến đường sớm được hoàn thiện. Như vậy chỉ còn 32 ngày nữa là đếnĐại lễ (10/10), với sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND TP Hà Nội, quận Thanh Xuân và chính từ ý thức của các người dân nơi đây, tuyến đường Lê Văn Lương sẽ không thể lỗi hẹn với Đại lễ, là món quà ý nghĩa kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội./.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.