Theo dõi Báo Hànộimới trên

Xử trí khi người thân bị đột quỵ

Theo DT| 23/04/2012 14:18

Để mang lại cơ hội sống cũng như giảm thiểu di chứng cho người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não - TBMMN), ngoài việc đưa tới đúng chuyên khoa Thần kinh để cấp cứu, việc phát hiện sớm và xử trí nhanh cũng rất quan trọng.



“Thời gian là não”

Bộ não người có khoảng 14 tỷ nơ ron (tế bào thần kinh). Sau khi hoàn thiện, các tế bào thần kinh gần như không được sinh ra, hoặc sinh ra rất ít, mà chỉ có già hoá và mất đi.

Mỗi lần đột quỵ sẽ làm chết khoảng 1,2 tỷ nơ ron, mỗi giờ đột quỵ mất 120 triệu, mỗi giây đột quỵ mất 32.000 nơ ron. Vì vậy, cấp cứu càng sớm thì càng giảm được lượng nơ ron thần kinh bị chết, tăng cơ hội cứu sống và giảm nhẹ di chứng cho người bệnh.

Phát hiện ra đột quỵ

Bất kể ai cũng có thể phát hiện ra tín hiệu cảnh báo đột quỵ não của bệnh nhân chỉ trong vòng 1 vài phút thông qua 1 hay nhiều triệu chứng sau:

- Đột ngột tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt (cảm giác nặng tay chân, không hoặc khó nâng lên được, có cảm giác như "tay chân của người khác"), méo miệng.

- Đột ngột u ám, lẫn lộn, nói những câu vô nghĩa

- Đột ngột mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt

- Đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động

- Đột ngột đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân

Ngay lập tức, hãy kiểm tra người nghi ngờ bệnh theo quy tắc FAST, tức Mặt – Tay - Nói - Nhanh sau:

- Mặt (đột ngột thấy liệt nửa mặt): Hãy yêu cầu người đó cười xem mặt có bị lệch về một bên không?

- Tay (đột ngột thấy yếu hoặc liệt một bên tay hoặc chân): Hãy yêu cầu người đó giơ hai tay lên và giữ nguyên trong một phút, xem có bên tay nào bị yếu, liệt sẽ bị rơi hoặc hạ thấp xuống không?

- Nói (đột ngột thấy nói khó hoặc không hiểu lời nói của người khác): Hãu yêu cầu người đó nói một câu đơn giản, chẳng hạn như “hôm nay trời đẹp”, xem người đó có thể nói một cách rõ ràng và lưu loát không?

- Nhanh: Hãy hành động ngay!

Các bước sơ cứu đúng cách

Khi thấy ai đó có một trong các triệu chứng ở trên, hãy khẩn trương bắt đầu cứu chữa:

- Đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương.

- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

- Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện đi xa, trừ khi bác sĩ có chỉ định, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.

- Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

- Không để nằm chờ xem có khỏe lại không.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

Cách nào phòng tránh đột quỵ

Mặc dù việc điều trị đột quỵ cấp tính có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn phế, nhưng theo khuyến cáo của hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ thì điều trị dự phòng trước và sau đột quỵ mới thật sự làm giảm các hậu quả do đột quỵ gây ra.

Theo các chuyên gia, những người có nguy cơ cao bị TBMMN như người cao tuổi, người tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), xơ vữa động mạch, người hút thuốc lá… nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa. Ngoài thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, năng tập thể dục, còn phải kiểm soát tốt huyến áp, mỡ máu, đường huyết…

Việc ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông cũng đóng vai trò rất quan trọng vì đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu não.

Vì việc phòng ngừa TBMMN là lâu dài cho nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như nattokinase sẽ đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng xuất huyết dạ dày - tá tràng như khi dự phòng bằng aspirin, clopidogrel…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xử trí khi người thân bị đột quỵ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.