Theo dõi Báo Hànộimới trên

Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ

Thanh Mai| 17/03/2011 07:38

(HNM) - Việc tăng giá điện, xăng dầu, cũng như điều chỉnh tỷ giá USD/VND đã tạo hiệu ứng tăng giá với nhiều loại hàng hóa sản xuất và dịch vụ trong nước. Để hạn chế tình trạng tăng giá kiểu


Cùng với các giải pháp kiểm soát thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cũng góp phần kiềm chế lạm phát.    Ảnh: Khánh Nguyên


Sau thời điểm tăng giá điện, Bộ Công thương đang tập trung tháo gỡ khó khăn để khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất trong nước, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm sớm đưa vào sản xuất để tạo nguồn cung đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, các kênh phân phối được tăng cường quản lý theo hướng tăng tỷ lệ cung ứng trực tiếp đến người sử dụng cuối cùng nhằm giảm chi phí lưu thông, bảo đảm cung ứng tốt các mặt hàng thiết yếu như phân bón, sắt thép, giấy in, xi măng, gạo, dược phẩm, xăng dầu. Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt với các ngành liên quan xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, tăng giá, gian lận thương mại; bảo đảm niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường...

Trong điều kiện Việt Nam là nước nhập siêu và xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, Bộ Công thương đang thực hiện các biện pháp đồng bộ để tăng mạnh xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ hơn. Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, như mở rộng thị trường, khơi thông nguồn vốn vay, giảm chi phí và tận dụng tốt lợi thế từ các hiệp định thương mại đã ký. Đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tác, nông sản có giá trị gia tăng cao, các mặt hàng có kim ngạch lớn là dệt may, giày dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, dây cáp điện, thực phẩm chế biến và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như phần mềm, hàng điện tử, tin học... Thời gian tới, Bộ Công thương tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả, tăng cường thông tin, dự báo sản xuất, thị trường với từng mặt hàng cụ thể để có cơ sở chỉ đạo cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và xuất khẩu. Việc kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu tiếp tục được thắt chặt. Trong quý I này, Bộ Công thương trình Chính phủ phê duyệt để sớm triển khai hai chương trình hành động quốc gia về phát triển sản phẩm xuất khẩu; phát triển sản xuất hàng thay thế nhập khẩu và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để các ngành sản xuất công nghiệp giảm dần sự lệ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu thiết bị phục vụ sản xuất (đang ở mức cao là 70%); từ đó, tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho các sản phẩm xuất khẩu, giúp giảm nhập siêu hiệu quả...

Bộ Công thương cũng đã có văn bản yêu cầu các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty 90, 91 báo cáo tình hình thực hiện đầu tư năm 2010 và rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư năm 2011. Theo đó, nguồn vốn NSNN và trái phiếu chính phủ sẽ không bố trí cho các dự án khởi công mới trong năm 2011 (trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách và các dự án sử dụng vốn vay, viện trợ nước ngoài), dự án chưa đủ thủ tục đầu tư và dự án đầu tư hiệu quả không cao; kiên quyết thu hồi vốn đầu tư đối với các công trình, dự án chậm triển khai, không hiệu quả; tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong sử dụng vốn đầu tư của NSNN. Với các dự án sử dụng nguồn vốn khác, Bộ Công thương ưu tiên tập trung vốn cho các dự án hiệu quả, có khả năng hoàn thành và đưa vào sử dụng trong các năm 2011, 2012…

Tùy thuộc vào tỷ trọng sử dụng các yếu tố đầu vào trong cơ cấu giá thành, các doanh nghiệp quyết định mức điều chỉnh tăng giá đối với các hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, việc tăng giá hàng hóa dịch vụ phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về quản lý giá. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính - cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về giá sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm soát các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ và xử lý các hành vi vi phạm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.