Thông tư 15 của Bộ Công an có hiệu lực từ 1/6 quy định, xe máy điện bắt buộc phải đăng ký biển kiểm soát mới được phép lưu thông.
Chiều 22/5, Công an Hà Nội tổ chức tập huấn nội dung Thông tư 15 về đăng ký quản lý phương tiện. Đại diện Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ Đường sắt đã trình bày những điểm mới của Thông tư.
Theo nghị định 71, xe máy điện là loại không có bàn đạp và có tốc độ trên 50km/h và phải chịu sự quản lý giống như xe cơ giới khác, tuy nhiên hiện nay việc xử lý gần như bị bỏ ngỏ, nhiều học sinh cấp hai, cấp
Theo nghị định 71, xe máy điện là loại không có bàn đạp. Hiện nay, nhiều học sinh dụng phương tiện này phổ biến và vi phạm luật giao thông nhưng không bị xử lý. Ảnh: Bá Đô. |
Theo đó, người bán xe phải khai báo bằng văn bản và gửi tới cơ quan đăng ký xe. Việc xin xác nhận của chủ sở hữu phương tiện tại công an nơi cư trú để đi đăng ký khi phương tiện bị mất giấy tờ, mua bán qua nhiều đời chủ phải có 2 tờ khai theo mẫu. Chủ phương tiện sẽ giữ một tờ khai, còn cơ quan Công an giữ một tờ khai.
Chủ phương tiện mua bán lại xe, khi đăng ký sang tên đổi chủ chỉ phải mang tờ khai này đến cơ quan đăng ký để làm thủ tục chứ không phải đến công an để làm lại xác nhận...
Đặc biệt, Thông tư 15 quy định xe gắn máy (xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự phải đăng ký biển kiểm soát mới được phép lưu thông, riêng xe đạp điện chưa phải đăng ký. Địa điểm đăng ký là Phòng CSGT các tỉnh, công an huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Thời gian đăng ký dao động từ 2-30 ngày làm việc tùy nguồn gốc phương tiện. Hồ sơ đăng ký xe gồm: giấy khai đăng ký xe; giấy tờ của chủ xe; giấy tờ của xe. Trong đó, giấy tờ quan trọng nhất với xe mới là hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
Đại diện C67, Bộ Công an cũng cho biết, việc đăng ký, cấp, đổi, thu hồi biển số, giấy tờ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong Thông tư 15 thay thế cho Thông tư 36 sẽ được thực hiện từ ngày 1/6 tới đây.
Trước đó, tham gia khảo sát của VnExpress, nhiều chủ nhân xe máy điện, người quản lý, chuyên gia giao thông và cảnh sát giao thông đều chung nhận định việc cấp biển số là cần thiết, sẽ giúp người dân kiểm soát tài sản, đề phòng mất cắp; vào bãi gửi xe có cái để ghi nhận; nhà nước sẽ thuận tiện trong xác định cơ sở xử lý vi phạm, xác định người điều khiển phương tiện...
Nghị định 71/2012/NĐ-CP (điều 1, khoản 2, mục 3, điểm i) ban hành ngày 19/9/2012 quy định: xe máy điện thuộc phương tiện giao thông cơ giới (quy định tại điều 3, khoản 18, Luật Giao thông đường bộ), khi hết điện, không thể đạp pê-đan cho xe chạy được như xe đạp điện. Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy, trong số những xe chạy điện đang được sử dụng có đến 70% là xe máy điện và 30% là xe đạp điện. Căn cứ vào các quy định hiện hành thì xe máy điện phải tuân thủ các quy định như xe máy dưới 50 cm3 là phải có đăng ký, đăng kiểm, quy định về độ tuổi cho người điều khiển, đội mũ bảo hiểm khi vận hành... Với xe đạp điện phải giới hạn tốc độ tối đa và khi tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, một trong số những quy định này đang bị bỏ ngỏ, khiến tình trạng xe máy điện, xe đạp điện lưu thông và vi phạm tràn lan trên đường và khó kiểm soát. |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.