Trong cuộc sống, chẳng có đôi vợ chồng nào ở với nhau lâu lại không tranh cãi với nhau trừ khi họ... không giao tiếp hoặc chỉ nói chuyện bằng chat.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thấy rằng thường có hai loại tranh cãi dưới góc độ giữa vợ và chồng.
Một kiểu được gọi là "giải quyết tận gốc", người sử dụng phương pháp này giải quyết mâu thuẫn theo cách xây dựng như là thảo luận một cách thẳng thắn, bình tĩnh nói đến vấn đề và chủ động lắng nghe bạn đời.
Kiểu kia muốn bỏ qua sự xung đột bằng cách trốn khỏi nơi đang tranh cãi hoặc "chơi cùn" bằng cách im lặng, kiểu này gọi là "tránh bão”.
Nghiên cứu ở trường đại học Michigan cho thấy những cặp vợ chồng trong quá trình tranh cãi bị lệch pha dễ làm sứt mẻ cuộc hôn nhân và có nguy cơ ly hôn cao. Đó là khi một người giải quyết mâu thuẫn theo cách "giải quyết tận gốc" còn người kia lại thực hiện quan điểm "im lặng là vàng" của mình.
Thông thường những người chồng được thấy là có xu hướng xây dựng hơn những người vợ. Nhưng những hành vi "im lặng" của vợ bị mất dần theo thời gian, trong khi hành vi "giải quyết tận gốc" của chồng được duy trì.
Thực ra, cách "im lặng là vàng" hay "tránh bão" là cách tranh cãi dường như dễ có khả năng hủy diệt hôn nhân về lâu dài. Những người tranh cãi với mục đích xây dựng có thể hiểu thói quen chối bỏ cuộc tranh cãi của người bạn đời đó là thiếu tôn trọng nhau hơn là thực tế người ấy muốn làm nguội bầu không khí đang căng thẳng.
Ngoài ra còn một số kiểu tranh cãi thuộc phe "giải quyết tận gốc" dễ bị lạc lối và cũng gây hậu quả đổ vỡ:
- Kiểu chỉ trích: Phê bình dai dẳng hành vi của bạn đời.
- Kiểu khinh miệt: Chế nhạo hay tỏ vẻ khinh khi bạn đời.
- Kiểu phòng thủ: Gây hấn để tự vệ.
Vì vậy hãy điều chỉnh bản thân mình trong những tình huống phải tranh cãi không mong đợi này. Nếu bạn điều chỉnh được mình và tôn trọng đối phương, gây dựng mối quan hệ, chắc chắn người kia sẽ bình tĩnh mà thay đổi theo.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.