Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Vẽ đường” cho… nhà “siêu mỏng”?

Khánh Khoa| 12/03/2014 06:04

(HNM) - Vừa qua, dư luận lại

Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho rằng, nếu cho phép xây dựng nhà trên lô đất diện tích 25m2 sẽ không đồng nhất với các quy định khác. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà ở, nhà ở riêng lẻ, liên kế phải có diện tích tối thiểu 40-45m2, chiều rộng mặt tiền phải lớn hơn hoặc bằng 5m, để bảo đảm diện mạo đô thị. Nay nếu chấp nhận quy chuẩn 25m2 được xây nhà liền kề, không chỉ đơn giản là giảm diện tích sử dụng mà còn giảm các yêu cầu về thẩm mỹ kiến trúc không gian, hình thành nhà "siêu mỏng", làm xấu cảnh quan kiến trúc đô thị mà chính quyền đang nỗ lực khắc phục.

Nguy cơ hình thành nhà “siêu mỏng” sẽ ngày càng nhiều nếu dự thảo Quy chuẩn quy hoạch đô thị được ban hành.



Ông Nghiêm đặt vấn đề, phải chăng việc đưa ra diện tích 25m2 là nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, giúp người thu nhập trung bình tiếp cận với đất chia lô, bán nền, tạo lập nhà ở. Nếu vậy, nguy cơ sẽ là chỉ chú trọng đến nhu cầu nhưng diện mạo đô thị sẽ nhỏ bé, manh mún, trong khi mục tiêu phải là phát triển hiện đại, bền vững.

Cũng có ý kiến cho rằng, đã là dự thảo thì nên có nhiều phương hướng tiếp cận khác nhau để bàn thảo thật kỹ lưỡng, tìm ra đáp án tối ưu nhất. Vì vậy, việc có nhiều ý kiến, tranh luận là bình thường. Mặt khác, quy định diện tích tối thiểu cấp sổ đỏ được địa phương ban hành theo tiêu chí khác nhau, phù hợp với mỗi địa phương, trong khi quy chuẩn này được áp dụng chung.

Một dự thảo đang xin ý kiến lại làm "nóng" dư luận và nhận được nhiều ý kiến phản biện, cảnh báo, lo ngại của chuyên gia như Quy chuẩn quy hoạch đô thị cũng là điều dễ hiểu. Bởi giải quyết nguy cơ nhà "siêu mỏng", "siêu méo" hình thành sau giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đang là bài toán khó đối với Hà Nội và các đô thị lớn khác. Thống kê cho thấy trên địa bàn thành phố có gần 600 trường hợp, hình thành cả trước và sau khi có quyết định thu hồi hoặc phải hợp khối những thửa đất không đủ điều kiện xây dựng. Điều đó cho thấy, việc xử lý nhà "siêu mỏng", "siêu méo" không hề đơn giản, nhất là giá trị mỗi mét vuông đất sau khi ra mặt đường vô cùng lớn. Đã có những trường hợp oái oăm như một bức tường còn sót lại sau giải phóng mặt bằng được ra giá cả triệu đô la. Để tập trung giải quyết, xử lý nhà "siêu mỏng", "siêu méo", UBND TP Hà Nội ban hành riêng Chỉ thị 11/CT-UBND (tháng 10-2012). Và trong vòng hơn một năm, Sở Xây dựng ban hành tới 35 văn bản đôn đốc, hướng dẫn xử lý vi phạm trật tự xây dựng, nhà "siêu mỏng", "siêu méo". Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến hết năm 2013, vẫn còn 192 trường hợp nhà đất "siêu mỏng, siêu méo" tồn tại chưa thể giải quyết.

Mới đây, trên đoạn đường Vành đai 1 (Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu) dài chưa đầy 1km, UBND quận Đống Đa báo cáo có tới gần 60 nhà, đất còn lại không đủ điều kiện xây dựng. Ngoài những trường hợp các hộ dân tự hợp thửa, hợp khối, UBND quận đã lập hồ sơ, thủ tục thu hồi, giao UBND phường Ô Chợ Dừa quản lý. Số ít không đủ điều kiện về diện tích nhưng đủ điều kiện về cạnh thửa hoặc ngược lại, UBND thành phố chấp thuận cho tồn tại nhưng không được xây cao tầng, chỉ được xây một tầng kinh doanh.

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy cho biết, bản dự thảo Quy chuẩn quy hoạch đô thị gây tranh luận vừa qua chưa phải là dự thảo chính thức của Bộ Xây dựng. Ông Đỗ Đức Duy giải thích, đây là dự thảo lần 1 của đơn vị soạn thảo gửi các địa phương xin ý kiến, sau đó tổng hợp, chỉnh sửa, bổ sung. Dự thảo chính thức sẽ còn phải qua nhiều lần hội thảo, lấy ý kiến bộ, ngành, chuyên gia, hội nghề nghiệp… Theo kế hoạch, Quy chuẩn quy hoạch đô thị sẽ phải hoàn tất trong năm 2014.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Vẽ đường” cho… nhà “siêu mỏng”?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.