Theo dõi Báo Hànộimới trên

Ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn

Hiền Lương| 02/11/2010 06:28

(HNM) - Một trong những phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới được Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV đề ra là


- Trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, nông nghiệp có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế Hà Nội, thưa ông?


Chăm sóc rau sạch tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức. Ảnh: Bá Hoạt

- Trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã xác định dành quỹ đất cho nông nghiệp là khoảng 60%, bao gồm các khu vực sản xuất nông nghiệp và các vành đai xanh. Tỷ lệ như thế theo tôi là hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để diện tích đó phát huy hiệu quả, bởi phát triển nông nghiệp không chỉ đem lại cho Thủ đô cái lợi về kinh tế, mà còn là môi trường, ổn định xã hội...

- Thành phố đã định hướng phát triển nông nghiệp giá trị cao, công nghệ cao. Chúng ta sẽ tiến tới một nền nông nghiệp như vậy theo cách nào?


- Hà Nội tất yếu phải tiến tới ứng dụng công nghệ cao, hình thành các khu vực nông nghiệp công nghệ cao. Đây là hướng lâu dài, cần có lộ trình, bước đi phù hợp. Vì phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi phải phù hợp với trình độ của người nông dân cũng như trình độ quản lý các cấp, nhất là cấp cơ sở. Áp dụng ngay kỹ thuật tiên tiến khi chưa làm chủ được nó thì không thể có hiệu quả như mong muốn được.

Trước hết, chủ trương của thành phố là hình thành những khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khâu nào nông dân có thể làm được thì từng bước đưa vào dần, từ đơn giản đến kỹ thuật cao hơn. Khi hội đủ điều kiện sẽ tập trung nâng lên khu vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đây là bước đi mang tính đại trà. Bên cạnh đó cũng phải có những bước đi tắt, ví dụ quy hoạch vài khu nông nghiệp công nghệ cao, trong đó nhà nước có thể hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng và đề ra những chính sách để thu hút đầu tư. Những doanh nghiệp có công nghệ có thể vào đó đầu tư sản xuất giống, chế biến, tiêu thụ, sản phẩm nông nghiệp đầu vào…

- Là người sản xuất, nhất là trong nông nghiệp thì ai cũng muốn tăng nhanh giá trị sản phẩm. Vì thế, hễ có loại cây, con nào đem lại giá trị cao là người ta đua nhau làm. Hiện nay, ở một số vùng đang đua nhau trồng hoa vì thấy ở Tây Tựu, Mê Linh làm ăn được, nguy cơ mất cân đối đã trông thấy. Thành phố có cách gì để ngăn chặn tình trạng này?

- Đúng là không riêng gì cây hoa, bất cứ sản phẩm nào cũng có hiện tượng thấy có người làm được là người ta đổ xô làm theo. Thấy lợn đắt thì đổ xô nuôi lợn, thấy gà đắt thì đổ xô nuôi gà. Khi đổ xô nuôi gà thì mua giống rất đắt, nhưng khi nuôi đến lúc được bán thì vì nhiều người bán quá, cung nhiều nên giá lại rẻ. Thiệt cả đôi đường. Những hiện tượng sản xuất như vậy vừa thiếu tính thị trường, vừa chủ quan, ngẫu hứng chạy đua, rất tai hại.

Để khắc phục tình trạng này, tới đây cần có chương trình quy mô, dài hơi để vừa nâng cao ý thức cho nông dân, vừa quy hoạch, định hướng cụ thể cho họ.

- Quy hoạch thì có lẽ cần thời gian, nhưng hướng dẫn nông dân thì liệu có thể làm ngay không, thưa ông?

- Một, hai khu vực nhỏ cụ thể thì có thể hướng dẫn được ngay. Nhưng để việc này được làm toàn diện, thường xuyên thành nếp thì không dễ. Vì một huyện chỉ có 5-6 cán bộ khuyến nông, trong khi có những huyện mấy chục xã, không thể bao quát hết được. Ở cấp xã còn chưa có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực khuyến nông.

- Vậy theo ông, trong 5 năm tới, để phát triển nông nghiệp, nông thôn, thành phố cần đặc biệt quan tâm đến những vấn đề gì?

- Trước hết, theo tôi cần đánh giá lại một cách toàn diện các chính sách phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở đó mới có thể rà soát, điều chỉnh chính sách và cách thực hiện phù hợp với tình hình mới, đem lại hiệu quả tốt hơn.

Tiếp theo là cần tăng cường cả nguồn lực về tài chính và con người cho nông nghiệp. Thời gian qua, thành phố đã có nhiều cố gắng đầu tư, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đã đến lúc, thành phố nên điều chỉnh cơ cấu đầu tư phát triển (đặc biệt là về hạ tầng) theo hướng ưu tiên hơn, tập trung hơn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, không chỉ là các xã thực hiện Chương trình nông thôn mới. Đây cũng là nhằm thực hiện phương hướng “thu hẹp khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các vùng Thủ đô” mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XV Đảng bộ TP vừa đề ra.

Muốn thực hiện thành công các chính sách, nhất định phải đầu tư cho cán bộ cơ sở. Tập trung đầu tư bồi dưỡng cho họ khả năng tổ chức, lãnh đạo người dân có được ý chí tự lực, tự cường, vươn lên trong quá trình sản xuất. Tôi thấy một điều vô lý hiện nay là các doanh nghiệp trồng vài chục hécta cây, nuôi vài ngàn con lợn, con gà, người ta đều có cán bộ kỹ thuật; nhưng ở nông thôn bây giờ có những xã trồng mấy trăm hécta cây trồng, nuôi hàng vạn gia súc, gia cầm, nhưng lại không có cán bộ kỹ thuật để tham mưu, hướng dẫn sản xuất. Sản phẩm làm ra từ cơ sở, nhưng cơ sở đang thiếu cán bộ, yếu kỹ thuật. Vì vậy, chúng ta cần xây dựng cơ chế để lấp “lỗ hổng” này. Nếu không, dù có vốn, nông nghiệp cũng không phát triển được, chưa nói tới giá trị cao hay công nghệ cao.

- Xin cảm ơn ông!

"Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi phải phù hợp với trình độ của người nông dân cũng như trình độ quản lý các cấp, nhất là cấp cơ sở. Mình mong muốn làm thật nhanh, nhưng áp dụng ngay một kỹ thuật tiên tiến mà không phù hợp cũng giống như anh đang đi xe đạp, tự nhiên đưa một cái ô tô cho đi thì cũng không vận hành ngon lành được" - ông Trần Xuân Việt.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.