(HNM) - Chiều 3-6, Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, ủng việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ...
- Ông có thể cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?
- Tôi rất ủng hộ vì đây đều là những tuyến đường huyết mạch của đất nước.
- Nếu đề xuất trên được Quốc hội chấp thuận liệu có ảnh hưởng đến kênh tiếp cận vốn của DN không, thưa ông?
- Nguồn lực tài chính của quốc gia có giới hạn nhất định, vì vậy sử dụng nguồn trái phiếu chính phủ ít nhiều cũng gây ảnh hưởng tới thị trường tài chính. Thậm chí, trái phiếu chính phủ và lãi suất trái phiếu chính phủ có thể được xem như là một tín hiệu thị trường để xác định lãi suất phù hợp của các nguồn tài chính khác trên thị trường.
- Nguyên tắc của trái phiếu là không được tạm ứng. Nhưng vừa qua, khi đề xuất trên chưa được trình, Bộ GT-VT đã kiến nghị Chính phủ cho tạm ứng 7.200 tỷ đồng để làm công tác GPMB cho 2 dự án trên trước. Quan điểm của ông về việc này như thế nào?
- Việc cho phép tạm ứng trong một năm thuộc thẩm quyền của Chính phủ nhưng nếu tạm ứng qua năm khác thì phải báo cáo với Quốc hội.
- Quốc hội vừa rồi cho phép phát hành trái phiếu chính phủ mỗi năm chỉ khoảng 45.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2015, nhưng hai công trình trên dự kiến tốn tới 58.000 tỷ đồng. Chúng ta sẽ xử lý độ "vênh" này như thế nào?
- Dự án mở rộng quốc lộ 1A và các dự án trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên là các công trình mới nên Chính phủ sẽ phải xin ý kiến Quốc hội để nâng nguồn trái phiếu chính phủ.
- Việc này có ảnh hưởng đến bội chi và nợ công không, thưa ông?
- Bất cứ ai khi đã đi vay đều phải lo trả nợ. Việc tự cân đối được để đầu tư đương nhiên luôn tốt hơn đi vay, dù ít dù nhiều. Vì vậy, chúng ta phải đầu tư cho hiệu quả.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.