(HNM) - Sáng cuối tuần, alô cho người bạn định làm chầu café, đã nghe bên kia nói trong gió
Đến Trường Sa thường phải mất hai đêm và một ngày lênh đênh trên biển, rồi mới cập bến. Những người lính đón tàu từ đất liền ra ai cũng mừng khôn xiết. Ngoài việc nhận quà bằng vật chất, họ còn chờ đợi những cánh thư. Thư đến tay người lính, họ nâng niu mở ra đọc như nuốt từng lời... Ở lại trên đảo Trường Sa, chiếc điện thoại cố định được đảo trưởng mở ra vào những buổi tối và chỉ những cán bộ, quân nhân ưu tú mới được gọi điện thoại về đất liền. Không phải ở Trường Sa không có điện thoại di động, mà các chiến sỹ đều có cả, nhưng phiền nỗi là không có sóng. Họ mang điện thoại ra Trường Sa chỉ để nghe nhạc, chơi game và xem lại những hình ảnh của gia đình, người thân...
Năm 2008, Viettel đầu tư, phủ sóng đến đảo Trường Sa. Từ đó, Trường Sa đã rất gần. Qua điện thoại, trong đất liền có thể biết tình hình của các quân nhân trên đảo và không có lý do gì mà những quân nhân trên đảo lại không mua điện thoại di động Viettel để gọi và nhận điện thoại từ đất liền. Theo đại diện Vùng D Hải quân, hiện nay đến quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) dù là đảo nổi hay đảo chìm, dù là những dải san hô hay bãi đá… ở đâu cũng có thể gọi điện thoại. Thông tin liên lạc ở quần đảo Trường Sa ngày một phát triển, những "cánh sóng" đang là cầu nối giữa đất liền với đảo xa…
Việc Viettel phủ sóng di động đến Trường Sa không chỉ đáp ứng nhu cầu của cán bộ, chiến sĩ trên đảo liên lạc với gia đình, người thân, đặc biệt hơn nữa đó là việc tăng cường an ninh thông tin liên lạc. Hiện nay, nhiều ngư dân đánh bắt xa bờ đã yên tâm hơn nhờ có sóng điện thoại di động. Bên cạnh đó, sóng viễn thông còn giúp quản lý, hỗ trợ tàu thuyền ngư dân trên biển đi lại dễ dàng. Đặc biệt, cánh sóng trở nên quan trọng và hữu ích trong công tác cứu hộ, cứu nạn, thông báo thông tin bão cũng như định hướng cho ngư dân tránh bão, hay tìm ra đường trở về đất liền an toàn. Trường Sa nay đã thật gần, chỉ cần một nút bấm điện thoại…
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.